Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Theo Ban Kinh tế T.Ư, sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị là yếu tố quyết định, ở đó, không nhất thiết doanh nghiệp phải tự nuôi, mà nông dân nuôi sẽ có lợi hơn, chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận điều này. Vấn đề là phải làm sao phân chia hài hòa lợi ích, gắn trách nhiệm người dân với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Ông Lê Vĩnh Tân - Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư nhận định rằng: “Có những thị trường không đòi hỏi công nghệ cao, chỉ cần con cá tra cắt khúc vẫn tiêu thụ được số lượng rất lớn. Nhưng vẫn có những thị trường đòi hỏi công nghệ cao. Do đó, phải làm được khâu “phân khúc thị trường”, phải thâm nhập và tìm hiểu kỹ, xem yêu cầu từng nơi như thế nào để có công nghệ phù hợp, không thể lấy công nghệ chung của con cá tra để xuất khẩu cho toàn bộ gần 150 thị trường trên thế giới”.
Ông Tân cũng đề nghị: Cần xúc tiến việc xây dựng đề án tái cấu trúc ngành cá tra. Theo đó, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là nơi điều kiện đứng ra làm trung gian, phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thành đề án, gửi lên các cơ quan cấp trên. Để làm đề án, phải có sự khảo sát toàn diện về thị trường, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm cá tra phi lê cần tính đến các phụ phẩm.
“Về lâu dài, vấn đề quan trọng là làm sao không phụ thuộc vào 1 hay 2 thị trường nào cả. Các doanh nghiệp không nên tập trung nhiều vào thị trường Trung Quốc mà cần đẩy mạnh vào các thị trường khó tính khác, có đảm bảo việc truy suất nguồn gốc và minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm. Trong quá trình đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án thương hiệu ngành cá” – ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam định hướng.
Related news

Ngày 12/10, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, cho biết: Hiện nay, tất cả bò bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) trong đợt vừa qua đã được điều trị khỏi các triệu chứng lâm sàng, có thể ăn uống, đi lại bình thường.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đàn gia súc của tỉnh Cà Mau đạt 400.000 con trở lên, gia cầm đạt 1,5 triệu con trở lên. Lượng gia súc, gia cầm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh.

Năm 2014 thu lãi 1,3 tỷ đồng từ đầu tư trang trại, năm 2015 được nhận giải thưởng Lương Ðịnh Của do Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, danh hiệu Sao Thần Nông của liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Từ 3 hécta đất trồng lúa cho lợi nhuận thấp, ông Nguyễn Văn Hải (ấp Thị Cầu, xã Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) đã chuyển đổi dần sang mô hình vườn - ao - chuồng khép kín, nuôi trồng các loại đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao, như: ếch, gà ta, vịt đẻ…

Xã Sơn Nam (Sơn Dương - Tuyên Quang) có gần 2.000 hộ dân thì có đến 1.500 hộ chăn nuôi, trong đó có gần 100 hộ chăn nuôi quy mô lớn. Những năm qua, ngành chăn nuôi đã góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.