Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La

Bà con xã Tân Lập thu hái ớt.
Ông Trần Bá Mẫn, tiểu khu 34 là người đầu tiên đưa giống ớt lai về trồng tại Tân Lập. Ông cho biết:
Gia đình tôi có mảnh đất rộng 2.500m2 thường bỏ không hoặc trồng ngô nhưng năng suất thấp. Năm 2013, nhờ có người mách trồng cây ớt lai, tôi đã mua giống về trồng thử.
Vụ đầu tiên chưa có kinh nghiệm chăm sóc, cây hay bị sâu bệnh nhưng vẫn hiệu quả hơn so với trồng ngô. Những vụ sau, vừa trồng vừa đi các tỉnh khác để học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên cây phát triển tốt hơn, cho quả đều và sai. Mỗi vụ tôi trồng khoảng 4.000 cây ớt, thu hơn 50 triệu đồng.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng mới này, nhiều hộ dân trong xã đã học tập trồng theo và được gia đình ông Mẫn nhiệt tình hướng dẫn về kỹ thuật; đồng thời, ông Mẫn còn nhận cung cấp giống cho bà con.
Hiện tại, Đội 34 và Đội 9 là nơi trồng nhiều ớt nhất của xã Tân Lập.
Khu vực này tiện đường giao thông, bà con tiếp cận khá nhanh với các giống cây trồng mới. 2 năm gần đây, ớt là một trong những loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bên cạnh các loại cây trồng truyền thống như: ngô, su su, chè.
Nhiều hộ có thu nhập cao từ trồng ớt, như hộ các bà: Đoàn Thị Thúy (tiểu khu 34), Hà Thị Dung (tiểu khu 9), mỗi vụ trồng 5.000 - 6.000 cây ớt lai, thu nhập hơn 70 triệu/vụ... Tại các bản khác như: Phiêng Đón, bản Dọi, bản Hoa... bà con còn trồng ớt dưới gốc mận để tận dụng diện tích đất. Bà Lý Thị Hiền, bản Phiêng Đón chia sẻ:
Sau khi thu hoạch mận hậu, gia đình tôi bắt tay vào phát cỏ dưới gốc mận, rải phân chuồng để trồng gần 1.000 cây ớt lai. Ớt trồng cuối tháng 5 thì đến tháng 8 bắt đầu cho thu hoạch.
Giống ớt được trồng tại đây chủ yếu là ớt lai F1 thiên kim và ớt lai hai mũi tên đỏ. Kỹ thuật trồng loại cây này không quá phức tạp nhưng cần sự tỉ mỉ do trồng ớt phải qua hai giai đoạn: gieo hạt và cấy cây con. Ớt chỉ thích hợp với phân chuồng hoai mục và mẫn cảm với các loại chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.
Do vậy, trồng ớt tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian sinh trưởng của cây ớt là 3 tháng, ngắn hơn so với ngô.
Ớt trồng được từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, trồng được 2 vụ trong năm và có thể trồng gối vụ với các loại cây nông nghiệp khác.
Hiện tại, ớt lai có giá 20.000 - 22.000 đồng/kg. Theo những người có kinh nghiệm trồng ớt tại đây, cây ớt lai nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật và trồng vào vụ xuân hè thì năng suất có thể đạt 2kg/cây, cho thu hoạch gần 30 tấn/ha.
Ông Lèo Văn Pâng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập trao đổi: Hiện tại, toàn xã có hơn 10 ha ớt lai, được trồng nhiều ở tiểu khu 34, tiểu khu 9, bản Dọi 1.
Do đầu năm nắng hạn kéo dài nên diện tích trồng ớt lai giảm nhiều so với năm ngoái.
Đây là giống cây trồng còn khá mới với bà con, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây nông nghiệp khác đã từng được trồng tại địa phương nên xã chủ trương khuyến khích bà con tiếp tục mở rộng diện tích.
Với những hiệu quả bước đầu mang lại, cây ớt lai đã và đang giúp bà con xã Tân Lập có hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Related news

Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.

Khi những cơn mưa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc khởi động mùa trồng rừng mới trong lâm phần U Minh Hạ. “Không chỉ bảo đảm diện tích đất rừng được phủ xanh mà làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất” là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ trong vụ trồng mới rừng năm nay. Theo kế hoạch, năm nay công ty sẽ trồng mới 1.696 ha rừng sau khai thác, rừng bị cháy trong mùa khô. Cây trồng chủ yếu là keo lai và tràm. Hiện có trên 10 ha keo lai được phủ xanh trên Liên Tiểu khu 30/4. Sẵn sàng về mọi mặt Trên 5 khu vực nằm trong kế hoạch trồng rừng năm nay gồm: Liên Tiểu khu U Minh I, U Minh II, Liên Tiểu khu sông Trẹm, Liên Tiểu khu 30/4 và Liên Tiểu khu Trần Văn Thời, tất cả mọi công việc chuẩn bị đã sẵn sàng cho vụ trồng rừng mới. Ông Nguyễn Hữu Phước cho biết, số lượng và chất lượng cây giống tại các vườn ươm đều đạt theo yêu cầu, đủ điều kiện phục vụ công tác trồng rừng năm nay. Đồng thời, hiện các hộ dân nhận khoán đất rừng trên lâm phần cũng đã nhanh chó

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Khoai lang Nhật, hiện đang là cây trồng cho thu nhập ổn định. Khoai lang Nhật không chỉ bán nội địa mà một lượng lớn dùng để xuất khẩu với giá cao. Và một doanh nghiệp đã và đang đồng hành với nông dân, đưa củ khoai lang Nhật của Việt Nam đến với những phương trời xa. Đó là Công ty cổ phần Viên Sơn đóng trên địa bàn xã Liên Hiệp (huyện Đức Trọng - Lâm Đồng).