Diễn đàn phát triển cây ăn quả ôn đới tỉnh Lào Cai

Hiện, tỉnh Lào Cai có khoảng 2.000 ha cây ăn quả ôn đới tập trung chủ yếu tại các huyện: Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát.
Định hướng phát triển cây ăn quả ôn đới 2016 – 2020 và đến năm 2030, diện tích cây ăn quả ôn đới của tỉnh đạt khoảng 2.800 ha.
Giai đoạn 2010 – 2015, tỉnh đã thực hiện 2 dự án phát triển mở rộng vùng sản xuất cây ăn quả ôn đới, đó là dự án cải tạo chất lượng vùng mận Tam hoa Bắc Hà (đã trồng 300 ha) và dự án phát triển cây ăn quả ôn đới chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015 (đã trồng 300 ha).
Tại diễn đàn, đại diện các ngành, địa phương đã nêu những khó khăn trong phát triển cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh hiện nay, như chủng loại cây ăn quả ôn đới còn hạn chế, chất lượng quả chưa cao; thị trường tiêu thụ còn hạn chế, giá cả không ổn định.
Quang cảnh diễn đàn.
Đại diện Dự án AGB đã đề xuất một số phương án để tăng lợi nhuận cho vườn cây ăn quả ôn đới như:
Phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao gắn với du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả ôn đới, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả áp dụng kỹ thuật tiên tiến để người dân học tập; xây dựng các chuỗi giá trị để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế vùng cây ăn quả giúp người sản xuất nâng cao thu nhập...
Dự án AGB/2012/060 “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực” do Chính phủ Australia tài trợ với tổng kinh phí gần 1,4 triệu USD thực hiện tại 3 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu.
Dự án được khởi động từ tháng 7/2014 và sẽ được thực hiện trong 4 năm.
Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá động thái thị trường và người tiêu dùng cũng như cơ hội của cây ăn quả ôn đới tại các địa phương, thị trường trong nước và khu vực; hỗ trợ quá trình quy hoạch, điều phối hoạt động và phát triển cây ôn đới và cận nhiệt đới tại các tỉnh khu vực Tây Bắc; phát triển các mô hình thị trường dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng nhằm đưa sản phẩm của nông dân đến các thị trường sinh lời hơn...
Related news

Đặc biệt, sau khi hình thành lòng hồ thủy điện Sơn La, nuôi cá lồng bè được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo để khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước của lòng hồ thủy điện. Tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá tầm trên khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và thu được kết quả tốt, tạo sản phẩm đa và nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản trong nước và xuất khẩu.

Thời gian qua, mô hình nuôi ghép hay nuôi kết hợp cá rô phi với tôm đang trở nên phổ biến vì những hiệu quả thiết thực mà loài cá này mang lại cho tôm nuôi. Theo các nhà khoa học, cá rô phi có tập tính đảo trộn các tầng nước trong ao, giúp đáy ao và nguồn nước ao nuôi tốt hơn.

Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào kết quả XK của mặt hàng tôm, với giá trị XK cao nhất từ trước tới nay, đạt khoảng 4,1 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến XK chủ yếu được nuôi tại các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Ngoài đầu tư về kinh phí, Chi cục đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã tổ chức cho nhân dân tham quan học tập kinh nghiệm ở những vùng đã nuôi cá lồng; hướng dẫn nông dân cách làm lồng cá, chăm sóc cá trong từng giai đoạn sinh trưởng, kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hằng ngày để điều chỉnh phù hợp; kiểm tra lồng thường xuyên, vệ sinh lồng định kì...

“Năm ngoái, giá cá tra cũng có những thời điểm biến động nhưng nhìn chung tương đối ổn định, giá cá tra nằm ở mức khá. Do đó những hộ nuôi cá tra nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có kỹ thuật nuôi tốt thì có thể kiếm được lợi nhuận khá. Năm nay, giá cá tra tăng ngay từ đầu năm nên nông dân nuôi cá hy vọng giá cá sẽ tiếp tục có những chuyển biến thuận lợi cho nông dân nuôi cá”- ông My chia sẻ.