Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cào Trứng Sò Huyết, Nghề Lạ Dễ Sống

Cào Trứng Sò Huyết, Nghề Lạ Dễ Sống
Publish date: Thursday. May 8th, 2014

Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 - 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề này.

Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân, đa phần là người Khơme sinh sống dọc theo đê biển thuộc xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu có cuộc sống ổn định nhờ nghề bán trứng sò huyết cho thương lái.

Vào những đợt cao điểm trúng mùa, mỗi ngày có đến hàng ngàn ngư dân bán trứng cho mấy chục thương lái đến từ các địa phương.

Chị Thạch Thị Hồng, ngụ ở ấp 13, xã Vĩnh Hậu A làm nghề này đã 2 năm cho biết: “Công việc kéo dài khoảng 4 đến 5 tiếng kể từ khi nước chuẩn bị “ròng”, người lao động dùng dụng cụ cào cát lẫn trứng sò vào túi lưới mành, sau đó lựa trứng sò ra riêng và mang vào bờ bán lại cho người mua”.

Nói nghe dễ chứ theo chị thì cái khó nhất của nghề này là việc biết lựa chọn khoảng cát nào có nhiều trứng sò huyết nằm lẫn lộn trong đó, muốn vậy phải tự dò tìm hàng chục cây số theo bãi biển mới phát hiện được. Sau đó phải biết cách đưa chúng vào dụng cụ cào thật an toàn và phải bảo quản chúng chu đáo vào đến nơi bán.

Anh Thạch Thon, một ngư dân khá nổi tiếng về tay nghề bắt trứng sò huyết với hơn 20 năm kinh nghiệm nói thêm: “Nói vậy chớ dân chúng tôi sống rất ổn định nhờ nghề này đó nghe. Bản thân tui mỗi ngày kiếm được 200.000 - 300.000 đồng, vô cao điểm tiền kiếm được còn nhiều hơn gấp bội".

Anh kể thêm, mỗi tháng ngư dân tập trung vào 2 đợt nước nhằm ngày 15 và 30 âm lịch hằng tháng, trong đó mỗi đợt cào trứng kéo dài từ 5 đến 6 ngày.

Trong những ngày này, người lao động mang dụng cụ để đánh bắt gồm cào (lưới được niềng miệng bằng khung sắt hình chữ nhật), thau, rổ, dĩa nhôm và chia nhau đi cào trứng dọc theo bãi biển theo phán đoán kinh nghiệm của từng người.

Điều rất ngạc nhiên và có lẽ cũng không đâu có hình thức mua bán lạ thường như nghề bán trứng sò huyết, bởi lẽ bên mua và bán thỏa thuận giá cả chỉ bằng hình thức mua sô, mua mớ mà không sử dụng bất kỳ dụng cụ cân đo trọng lượng, kích cỡ nào.

Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, được thanh toán tiền mặt ngay sau khi bán, được thiên nhiên ban tặng bãi biển khá dài và có nhiều trứng sò huyết, đó chính là những ưu thế tốt giúp cho hàng ngàn lao động tại xã Vĩnh Hậu A có việc làm ổn định, phát triển kinh tế.

Anh Nguyễn Thái Học, kinh doanh nghề này đã trên 20 năm nói: “Tập quán mua bán đó có từ lâu rồi, thuận mua vừa bán, ngư dân bây giờ nắm chắc giá lắm, mình mua ép giá không được đâu”.

Hôm chúng tôi đến tìm hiểu, chỉ trong ngày hôm đó anh đã mua được khoảng 80 triệu đồng trứng sò huyết, có hôm lên đến 120 triệu. Số lượng thương lái mua tại đây ước khoảng 20 đến 30 người tùy theo số lượng trứng cào được ít hay nhiều.

Nhiều ngư dân cho biết, mùa trứng sò huyết tập trung vào tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch, lái buôn sau khi thu mua sẽ thả chúng vào những khu chăm sóc “đặc biệt” để tăng trọng.

Sau khoảng 6 đến 7 tháng sống trong đất sình lầy chúng lại tiếp tục được bán lần 2 cho người nuôi trong những ao hồ. Khi phát triển đúng mức chúng lại được bán lần 3 để có mặt trong những điểm kinh doanh ăn uống và rất được “thượng đế” ưa chuộng, bởi chúng có độ dinh dưỡng cao, vị ngọt, dễ chế biến.


Related news

Nghêu Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng Nghêu Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Chết Hàng Loạt Do Nắng Nóng

Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt tại một số địa phương ĐBSCL như Tiền Giang, Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Hải dương học Nha Trang và Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương điều tra, nguyên nhân được xác định là do nắng nóng, môi trường khắc nghiệt cộng với việc người dân ham lợi nhuận thả nuôi mật độ cao.

Thursday. April 11th, 2013
Trồng Bắp Lấy Thân Trồng Bắp Lấy Thân

Trong khi một số vùng trồng bắp lấy hạt bị thất mùa do ảnh hưởng thời tiết thì mô hình trồng bắp lấy thân để bán cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) mở ra hướng làm ăn mới…

Friday. July 26th, 2013
Giàu Lên Nhờ Mô Hình Lợn - Cá Giàu Lên Nhờ Mô Hình Lợn - Cá

Điểm nhấn trong bức tranh khởi sắc về kinh tế nông hộ của xã Hải Phú, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) những năm qua có thể kể đến là mô hình kinh tế lợn - cá. Nhờ mô hình này mà hàng chục hộ nông dân nơi đây đã trở thành triệu phú với mức thu nhập bình quân hàng năm sau khi trừ chi phí đạt từ 150 - 200 triệu đồng/mô hình.

Thursday. April 11th, 2013
Tái Canh Cà Phê Trên Đất Luân Canh Tái Canh Cà Phê Trên Đất Luân Canh

Điều tra của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết, hiện có khoảng 38% diện tích cà phê tái canh của hộ gia đình ở vùng Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng) đang bị vàng lá, khô cành… do trồng trên đất không đủ thời gian luân canh, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi để các tuyến trùng phát triển nhanh trong đất, gây hại bộ rễ cây.

Tuesday. July 9th, 2013
Trộm Cả Cam, Bưởi Trộm Cả Cam, Bưởi

Trong 2 tháng qua, nhiều nhà vườn trồng cam sành và bưởi Năm Roi, bưởi da xanh ở ĐBSCL phải mất ăn, mất ngủ vì nạn trộm. Dù đã có kẻ bị xử phạt hành chính lẫn hình sự nhưng nạn trộm cắp vẫn chưa có chiều hướng giảm vì giá 2 loại nông sản này đang sốt

Friday. July 26th, 2013