Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần sự quyết tâm của các địa phương

Cần sự quyết tâm của các địa phương
Publish date: Friday. August 28th, 2015

Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.

Tuy nhiên, tình trạng sử dụng xung điện (thiết bị kích điện, xuyệt điện) để khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra khá thường xuyên tại nhiều nơi.

Hiện nay, dọc theo các con sông rạch tại nhiều địa phương vẫn thấy tình trạng người dân sử dụng các xuyệt điện cầm tay hoặc sử dụng các ghe cào có gắn các thiết bị kích điện để đánh bắt thủy sản. Đặc biệt, với các thiết bị xuyệt điện cầm tay khá nhỏ gọn và cơ động, nhiều người sử dụng bắt thủy sản trong các ao mương nhỏ và trên cả các ruộng lúa, gây hại nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.

Mặt khác, sử dụng xung điện bắt cá cả ban ngày lẫn ban đêm còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản. Có nhiều hộ dân ở các vùng nông thôn đã không dám phát triển nuôi các loại thủy sản vì sợ thủy sản nuôi bị mất trộm do xuyệt điện. Dù có sẵn mương vườn và các điều kiện ao hồ rất thuận lợi cho nuôi thủy sản nhưng nhiều nông hộ cũng đành phải bỏ trống, mất đi cơ hội để cải thiện thu nhập cho nông hộ.

Thời gian qua, việc sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản tại một số địa phương ở TP Cần Thơ cũng đã giảm mạnh nhờ các cấp chính quyền địa phương quan tâm vào cuộc quyết liệt, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đơn cử, tại huyện Phong Điền, các cấp chính quyền đã quan tâm vào cuộc quyết liệt và có thành lập Ban chỉ đạo về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản từ cấp huyện đến cấp xã, với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện. Các cấp chính quyền liên tục tiến hành các đợt kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và rà soát, nắm cụ thể các các hộ sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản và đến tận nhà vận động giao nộp thiết bị và cho làm cam kết không tái sử dụng. Đồng thời, huyện cũng có chế độ "khen thưởng nóng" cho những ai tố giác người vi phạm và bắt giao nộp được thiết bị xuyệt điện cho ngành chức năng.

Nhờ vậy, tình trạng sử dụng xung điện để đánh bắt thủy sản trên địa bàn huyện đã được kéo giảm một cách hiệu quả. Nhiều hộ dân có thể an tâm phát triển nuôi thủy sản trong các mương vườn và ao hồ quanh nhà mà không lo bị xuyệt trộm cá. Hiện diện tích thả nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, nhất là việc tận dụng các ao mương vườn để thả nuôi quảng canh đã đạt 800ha, tăng hơn 300 ha so với các năm trước.

Ông Nguyễn Tấn Vũ, ngụ ấp Trường Thọ, xã Trường Long, huyện Phong Điền, cho biết: "Do chính quyền địa phương quan tâm công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nên hầu hết bà con ở đây ai cũng ý thức. Hiện nay còn rất ít trường hợp người dân sử dụng xung điện trong đánh bắt thủy sản".

Tình trạng dùng xung điện đánh bắt thủy sản còn tồn tại được cho là do ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản của một bộ phận người dân chưa được nâng cao. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động và xử phạt các hành vi vi phạm chưa được các ngành chức năng quan tâm đúng mức, nhất là các cấp chính quyền tại xã phường và quận, huyện.

Muốn chấm dứt hoàn toàn tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt thủy sản thì những nỗ lực riêng lẻ tại từng địa phương là chưa đủ mà cần phải có sự quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các địa phương để tránh tình trạng người dân ở địa bàn này sang địa bàn khác đánh bắt thủy sản bằng xung điện. Đồng thời, cần có các giải pháp căn cơ để tạo sinh kế lâu dài, giúp những hộ dân sống dựa chủ yếu vào việc khai thác đánh bắt thủy sản không cần sử dụng xung điện, chất nổ và chất độc trong đánh bắt thủy sản mà vẫn đảm bảo được cuộc sống.


Related news

Xây nhà lầu cho chim yến ở, thu trăm triệu mỗi năm Xây nhà lầu cho chim yến ở, thu trăm triệu mỗi năm

Xây nhà 600 triệu nhưng chủ yếu để nuôi chim, gia đình Tú (Thanh Hóa) bị hàng xóm nghĩ là "thần kinh". Ít năm sau, chàng trai trẻ đã kiếm được cả trăm triệu từ mô hình của mình.

Friday. September 30th, 2016
Nuôi chim trĩ đỏ ít tốn thức ăn, thu nhập khá Nuôi chim trĩ đỏ ít tốn thức ăn, thu nhập khá

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.

Friday. September 30th, 2016
Canh tác tôm – lúa, lợi nhuận tăng thêm 30% Canh tác tôm – lúa, lợi nhuận tăng thêm 30%

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.

Friday. September 30th, 2016
Bình Định xây dựng mô hình Chi hội xanh - sạch - đẹp Bình Định xây dựng mô hình Chi hội xanh - sạch - đẹp

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.

Thursday. July 21st, 2016
Khởi nghiệp làm nấm chỉ với... 300.000 đồng Khởi nghiệp làm nấm chỉ với... 300.000 đồng

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

Monday. July 25th, 2016