Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh

Cần Phục Hồi Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Vàm Cỏ Đông Ở Tây Ninh
Publish date: Sunday. March 31st, 2013

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc. 
Nuôi cá lồng bè – “quá khứ huy hoàng”

Đến khu vực bè cá của Hợp tác xã Hải Ninh, một hợp tác xã nuôi cá lồng bè còn sót lại trên sông Vàm Cỏ Đông tại ấp Phước Trung, theo sự chỉ dẫn của chị Nơi, cán bộ Hội Nông dân xã Phước Vinh, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Minh Dũng, người trực tiếp quản lý bè cá của hợp tác xã, và được biết: trước đây vào những năm 2008, đầu năm 2009 chỉ 1 đoạn ngắn gần 200m trên khúc sông Vàm Cỏ Đông, ấp Phước Trung nhưng đã có gần khoảng gần 80 lồng cá của gần 20 hộ dân nuôi cá bè trên sông, tạo thành một “làng bè” nhỏ trên sông, còn thuyền bè chở cá qua sông thì tấp nập. 
Do nguồn lợi từ việc nuôi cá lồng bè ở đây khá cao nên người dân từ nhiều nơi như Dầu Tiếng, Đồng Tháp, Vũng Tàu đến đây làm ăn. Đa số cá được nuôi ở đây là cá lăng nha, một loại cá cho hiệu quả kinh tế khá cao, lại phù hợp với dòng sông Vàm Cỏ Đông... Thế nhưng, hiện nay trên mặt sông lác đác vài chiếc lồng nuôi cá của Hợp tác xã Hải Ninh thấp thoáng trong những đám lục bình. Nguyên nhân của tình trạng này, ai cũng có thể đoán biết là do nguồn nước sông đã bị ô nhiễm. 
Trước đây, chất lượng nước tại khúc sông Vàm Cỏ Đông này rất tốt, tuy nhiên đến khi có những nhà máy sản xuất mì trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thì chất lượng nước tại đây bắt đầu thay đổi. Đặc biệt phải nói đến sự cố năm 2009. Theo báo cáo của Hội Nông dân xã Phước Vinh thì vào ngày 6.5.2009 do nước sông đầu nguồn bị ô nhiễm quá nặng bất ngờ đổ xuống, người dân không kịp xử lý di dời khiến toàn bộ cá nuôi trong trong bè của 18 hộ dân tại khu vực này chết hết, tổng thiệt hại lúc bấy giờ lên tới hơn 12 tỷ đồng. Ngoài ra một phần do việc khai thác cát trên sông khiến nước sông bị nhiễm phèn nặng cũng khiến cho cá trong bè của người dân bị chết. 
Hiện tại khó khăn

Ông Dũng cho biết, từ sự cố năm 2009 người nuôi cá lồng bè trên sông Vàm Cỏ Đông lâm vào cảnh trắng tay, những tài sản có giá trị đều đã thế chấp để vay vốn nuôi cá, đến nay nhiều người vẫn chưa trả được nợ cũ, không còn khả năng vay mượn để đầu tư lại nữa. Theo tính toán của ông Dũng thì vốn đầu tư cho 1 lồng cá trong suốt 1 năm rưỡi chăm sóc là 240 triệu đồng, một số tiền không nhỏ, trong khi người dân không còn khả năng vay mượn. Hiện tại Hợp tác xã Hải Ninh chỉ còn 7 hộ nuôi 14 lồng cá, quá ít so với trước đây. 
Ngoài chuyện thiếu vốn, nghề nuôi cá lồng ở đây còn bị khó khăn bởi vấn đề nguồn nước. Tuy sau khi xảy ra sự cố năm 2009, các cơ quan chức năng đã có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm, nhưng thực tế cho thấy hiện chất lượng nước tại con sông Vàm Cỏ Đồng không còn bảo đảm an toàn cho các loài cá nuôi. Theo ông Dũng, cá nuôi sống phụ thuộc vào nguồn nước sông tự nhiên nên nghề nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ mang đầy tính chất “may - rủi”, chỉ những người nuôi cá “gan lỳ, mạo hiểm” mới dám duy trì bè cá. 
Mặc dù khó khăn là thế, nhưng theo ông Dũng, hiện nay vẫn có nhiều người dân muốn quay lại với nghề. Thế nhưng trước mắt, người nuôi cá bè rất cần được vay vốn để đầu tư nuôi cá và nhất là cần được ngăn chặn nạn ô nhiễm môi trường nước trên sông. Rất mong các ngành chức năng nghiên cứu để phục hồi nghề nuôi cá lồng bè, nhất là cá lăng nha - loại đặc sản cao cấp ở sông Vàm Cỏ Đông.


Related news

Tiêu Hủy Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N6 Ở Quảng Ngãi Tiêu Hủy Ổ Dịch Cúm Gia Cầm H5N6 Ở Quảng Ngãi

Đây là ổ dịch cúm gia cầm H5N6 thứ 4 xảy ra trên đàn vịt tại tỉnh Quảng Ngãi. Hiện Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục giám sát chặt chẽ ổ dịch, kịp thời phát hiện và xử lý nếu phát hiện thêm ổ dịch mới. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A (H5N6) lây sang người.

Monday. September 22nd, 2014
Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman Cải Tạo Đàn Bò Bằng Giống Bò Brahman

Đàn bò của tỉnh Yên Bái hiện có trên 18.000 con. Số lượng đầu đàn đang giảm dần qua từng năm. Không chỉ suy giảm về mặt số lượng mà chất lượng cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để khắc phục những vấn đề này, việc bổ sung những giống mới vào là rất cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh đã tiến hành cải tạo đàn bò bằng giống bò Brahman.

Monday. September 22nd, 2014
Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Trong Chăn Nuôi Heo

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 85% chi phí thức ăn, 30% chi phí làm đệm lót sinh học. Qua hơn 2 tháng triển khai mô hình, hiện 53 con heo nuôi tại hộ ông Ngô Kim Sơn trên diện tích chuồng 70m2 đang phát triển tốt. Còn 22 con heo nuôi theo mô hình tại hộ bà Đoàn Thị Kim Khuê đã xuất chuồng với tổng trọng lượng hơn 1,8 tấn heo hơi (bình quân 84kg/con). Với giá bán 48.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi gần 15 triệu đồng.

Monday. September 22nd, 2014
Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông Ba Tri (Bến Tre) Dịch Chuyển Vùng Chăn Nuôi Bò Sang Các Xã Cánh Đông

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Lâm - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre) trong việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên lĩnh vực chăn nuôi bò của huyện, giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Monday. September 22nd, 2014
Thành Công Từ Niềm Đam Mê Thành Công Từ Niềm Đam Mê

Anh Giang Mạnh Tuấn (sinh năm 1982) cư ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), thuê đất ở phường Hiệp Thành và Phú Mỹ để làm rau thủy canh. Đến xem vườn rau của anh Tuấn, nhiều người khen ngợi cách làm mới, hiệu quả của anh.

Monday. September 22nd, 2014