Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rau Kỷ Luật Ở Suối Thông B (Lâm Đồng)

Rau Kỷ Luật Ở Suối Thông B (Lâm Đồng)
Publish date: Tuesday. December 9th, 2014

Hơn 20 hộ nông dân ở thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương - Lâm Đồng) tự phân công sản xuất từng loại rau theo thỏa thuận tiêu thụ với hệ thống siêu thị Sài Gòn. Quy trình sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VietGAP, nếu hộ nào không tuân thủ sẽ chịu các hình thức “kỷ luật” tương xứng như cảnh cáo, khai trừ…

Ở Tổ Hợp tác Rau an toàn Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương) sản xuất “rau kỷ luật” được thực hành từ năm 2007. Trước đó mới chỉ có 2 hộ gia đình trồng khoảng 4ha cà chua ngoài trời, nhưng đã chủ động xây dựng uy tín sản xuất theo quy trình an toàn tự phát của mình. “Ban đầu chưa ai hay biết gì về tiêu chuẩn VietGAP.

Với suy nghĩ dù sản xuất một cây rau, một trái cà cũng phải bảo vệ tốt nhất sức khỏe của người tiêu dùng, trong đó có sức khỏe của chính mình, nên 2 hộ gia đình sản xuất tiêu biểu ở thôn Suối Thông B luôn chọn mua nguồn cây giống sạch bệnh, nguồn nước tưới trong lành và sử dụng các loại thuốc trong danh mục…” - ông Đinh Trọng Hùng, Tổ trưởng Tổ Hợp tác nhớ lại.

Nhờ vậy, qua nhiều lần khảo sát, người đại diện một hệ thống siêu thị Sài Gòn đã chủ động tìm đến đặt vấn đề thu mua toàn bộ sản phẩm cà chua trên 4ha sản xuất đúng theo quy trình VietGAP. Không cần thiết lập văn bản hợp đồng, một bên hộ nông dân và một bên đối tác đã nhanh chóng thỏa thuận bằng miệng và đi vào triển khai thực hiện.

Theo đó, bên đối tác chịu trách nhiệm cử 2 cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình sản xuất cà chua an toàn cho nông dân, tư vấn về sử dụng nguồn giống, bao tiêu toàn bộ sản phẩm; bên hộ nông dân có đất sản xuất và lao động, được hưởng toàn bộ sản lượng cà chua bán ra. Kết quả sau một lứa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 4 tháng, trên 4ha diện tích cà chua “đầu tay” đã đạt năng suất hơn 60 tấn/ha. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, bên đối tác đã thu mua 100% sản lượng cà chua này.

Một năm sau, số thành viên của Tổ Hợp tác tăng lên 12 hộ gia đình với hơn 10ha diện tích đất liền bờ, liền thửa thuộc khu vực Suối Thông B, xã Đạ Ròn (Đơn Dương). Từ đây, bên cạnh cây cà chua chủ lực, Tổ Hợp tác đã tổ chức sản xuất hơn 10 loại rau khác nhau, đặc biệt có nhiều loại rau cao cấp như xà lách lô lô, súp lơ xanh, rau thơm quế tây, ngò tây…

Hình thức hợp tác sản xuất - tiêu thụ lần này là giấy thỏa thuận thương mại, bên đối tác không ứng trước vốn đầu tư; nhưng vẫn ràng buộc trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, nghiệm thu sản phẩm rau các loại trước khi vận chuyển về hệ thống siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ. Ông Mai Toản, Thư ký Tổ Hợp tác nói thêm: “Bấy giờ, tất cả thành viên Tổ Hợp tác chúng tôi chính thức bước vào sản xuất theo khuôn khổ quy định rau an toàn của đối tác.

Theo đó, phải lấy mẫu đất phân tích xong mới xuống giống; giếng nước ngầm phải đảm bảo trong lành; hàng ngày và hàng tuần buộc ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, chịu sự quản lý kỹ thuật trực tiếp của bên tiêu thụ…”.

Nhờ áp dụng đầy đủ các công đoạn sản xuất khắt khe, nên 100% sản phẩm thu hoạch của thành viên trong Tổ Hợp tác đều đạt yêu cầu của đối tác. Thời điểm này, so với sản phẩm rau cùng loại sản xuất bằng phương pháp thông thường, giá sản phẩm rau an toàn của Tổ Hợp tác bán ra cao hơn 30%.

Hơn 2 năm qua, sản phẩm rau của Tổ Hợp tác Rau an toàn Suối Thông B đã được cấp Chứng nhận đạt chuẩn VietGAP. Số lượng thành viên hiện có hơn 20 hộ gia đình sản xuất trên 20ha. Bên cạnh diện tích rau ngoài trời, Tổ đang phát triển 2.000 mét vuông nhà kính trồng ớt ngọt, cà chua bi…

Tính chung trong năm 2014, lợi nhuận trên mỗi ha đất sản xuất trung bình khoảng 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Thắng, Tổ phó Tổ Hợp tác phân tích: “Các thành viên trong tổ đã tự phân bổ tương đối đồng đều lợi nhuận bằng cách luân phiên sản xuất trên từng loại rau. Chẳng hạn, đầu năm với thành viên này trồng rau xà lách lô lô, súp lơ, cải thảo… thì thành viên kia trồng cà chua, cà tím, quế tây…

Đến cuối năm thì hoán đổi trở lại…”. Tuy nhiên, từ ngày thành lập đến nay, khoảng 10 hộ thành viên đáng tiếc phải khai trừ khỏi Tổ Hợp tác vì “không theo nổi” sự gò bó về kỹ thuật sản xuất, dẫn đến phần lớn sản lượng rau thu hoạch nhiều lứa liên tục không đạt tiêu chuẩn VietGAP. “Khai trừ một thành viên là điều bất đắc dĩ. Nhưng không còn cách nào khác vì trên hết phải bảo vệ uy tín sản phẩm rau an toàn của Tổ Hợp tác đã tạo dựng hơn 7 năm qua…” - Tổ trưởng Đinh Trọng Hùng nói.

Nguồn bài viết: http://baolamdong.vn/kinhte/201412/rau-ky-luat-o-suoi-thong-b-2380393/


Related news

Cơ Hội Kèm Thách Thức Trở Lại Với Ngành Tôm Cơ Hội Kèm Thách Thức Trở Lại Với Ngành Tôm

VASEP dự báo, nguồn cung tôm năm 2013 giảm so với 2012 do dịch bệnh tại Thái-lan và nhiều nước khác dẫn tới giá tôm sẽ giữ xu hướng tăng và ở mức cao trong sáu tháng cuối năm 2013. Nhờ đó, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam dự kiến sẽ tăng 9% lên 2,4 tỷ USD so với 2012.

Friday. August 9th, 2013
Cá Tầm Ở Việt Nam Chủ Yếu “Nuôi Chui” Cá Tầm Ở Việt Nam Chủ Yếu “Nuôi Chui”

Phần lớn các giống cá tầm trong nước hiện vẫn “nuôi chui” do giống cá tầm nhập từ nước ngoài về vẫn chưa được khảo, kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng.

Wednesday. June 12th, 2013
Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Hỗ Trợ 2 Trang Trại Sản Xuất Trái Cây Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Sở Nông nghiệp- PTNT Đắk Nông thì đơn vị đang phối hợp với Trung tâm chất lượng nông, lâm, thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) hỗ trợ xây dựng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 2 trang trại là trang trại Gia Trung, chuyên canh sầu riêng ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) và trang trại của bà Nguyễn Thị Hồng, chuyên canh quýt ở xã Quảng Khê (Đắk Glong).

Friday. August 9th, 2013
Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

Saturday. August 10th, 2013
Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang) Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang)

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

Friday. August 9th, 2013