Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 136 ha ao, đầm nuôi cá bổi, với tổng sản lượng 2.700 tấn.
Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.
Hiện nay, các cơ sở làm cá khô bổi ở huyện Trần Văn Thời đang huy động lực lượng, đẩy mạnh sản xuất, nhằm đảm bảo đủ số lượng phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Related news

Là một trong số ít nông sản của Hà Nội được cấp nhãn hiệu tập thể và có chất lượng thơm ngon, tuy nhiên, khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì) vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kênh tiêu thụ ổn định.

Sản phẩm của cây dừa Bến Tre đã có mặt ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng nông dân trồng dừa thu nhập vẫn thấp; sản phẩm chế biến từ dừa đầu ra cũng gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để ngành dừa phát triển bền vững cần vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp (DN).
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.