Xuất Khẩu Đường Sang Trung Quốc
Lần đầu tiên, Việt Nam đã xuất khẩu 100.000 tấn đường sang Trung Quốc. Trong khi đó, lượng đường nhập khẩu chính ngạch thời gian qua là 98.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước trên 50.800 tấn.
Ngày (15/7), tại buổi tổng kết sản xuất và chế biến mía đường niên vụ 2010 - 2011 ở TPHCM, Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết, năng suất mía tăng lên 60,5 tấn/ha (vụ trước là 51,7 tấn/ha), giá mía ở mức khá cao (bình quân 1 triệu đồng/tấn) nên các nhà máy đường đều có lãi. Đây là những nét khởi sắc, đánh dấu giai đoạn phát triển mới.
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích mía cả nước niên vụ 2010 - 2011 là 271.400ha (tăng hơn 6.300ha), trong đó, nhà máy ký hợp đồng đầu tư và mua hơn 218.600ha. Do được chăm sóc tốt nên sản lượng mía cả nước đạt 16,4 triệu tấn (tăng hơn vụ trước 2,7 triệu tấn mía). Trong đó, 39 nhà máy đã ép được 12,5 triệu tấn mía, chế biến ra 1,15 triệu tấn đường (tăng hơn 260.400 tấn).
Tuy nhiên, lượng đường xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch qua Trung Quốc thì không kiểm soát được, bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, mỗi ngày có hơn 1.000 tấn đường “chảy” qua Trung Quốc qua cửa khẩu các tỉnh phía Bắc.
Bà Sum cho hay tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), bà chứng kiến mỗi ngày khoảng 800-1.000 tấn đường được xuất qua đây. Ngoài ra còn có thêm 200-300 tấn đường được xuất qua Trung Quốc qua những cửa khẩu khác.
Trong dịp tháng 5/2011, khi giá đường xuống thấp, thương nhân mua đường RS trực tiếp tại các nhà máy với giá 16.000-17.000 đồng/kg, sau đó xuất sang Trung Quốc với giá 18.000-19.000 đồng/kg. Tại Trung Quốc, giá đường được bán 30.000-35.000 đồng/kg. Dự báo năm nay Trung Quốc thiếu khoảng 2 triệu tấn đường nên đang đẩy mạnh thu mua.
Nhưng từ đầu tháng 6, khi giá đường trong nước tăng cao, việc mua bán đường chuyển sang hình thức tạm nhập tái xuất. Theo đó, thương nhân Trung Quốc mua đường ở Thái Lan, vận chuyển qua Việt Nam rồi mới đưa sang Trung Quốc. Đường từ Thái Lan mất khoảng 5-6 ngày để về đến cảng Hải Phòng, sau đó tái xuất qua Trung Quốc. Với hình thức này, doanh nghiệp lãi 3-50 USD/tấn đường.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Bùi Bá Bổng đề nghị Tây Ninh là địa phương triển khai mô hình điểm trong cả nước về cánh đồng mía để tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất và thu hoạch mía
Related news
Vụ Mùa năm nay, huyện Vị Xuyên gieo cấy 4.357,2 ha lúa, trong đó lúa lai là 2.983,4 ha, lúa thuần 1.373,8 ha. Hiện, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, bà con nhân dân đang tập trung chăm sóc và phòng, trừ sâu bệnh hại để giành thêm một vụ Mùa mới với năng suất và sản lượng cao.
Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.
Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.
Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.
Cách trung tâm Thủ đô gần 30 km, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được biết đến bởi mô hình trồng rau hữu cơ giúp nông dân đổi đời với những cánh đồng cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/tháng.