Măng Tây Làm Thuốc
Măng tây có thể nhiều người chưa biết. Đây là cây có nguồn gốc từ Châu Âu thuộc vùng Địa Trung Hải, du nhập vào nước ta vào đầu thế kỷ XX.
Cây măng tây (Asparagus officinalis), danh pháp khoa học Asparagales thuộc họ Thiên Môn đông là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm, bao gồm một số họ không thân gỗ. Măng tây là loại sống lâu năm, mọc thành khóm, có rất nhiều rễ nên có sức chống chịu cao nhất là chịu rét. Thân cây cứng, mọc thẳng và cao khoảng 1 – 1,5m. Cành mảnh như sợi chỉ có màu xanh lục. Hoa măng tây nhỏ đơn tính có màu vàng lục.
Quả măng tây mọng hình cầu, đỏ thẫm. Cành mảnh đẹp nên được sử dụng làm cành trang trí cắm xen kẽ vào lọ hoa hoặc cài trên ve áo càng tô thêm vẻ hài hòa, duyên dáng. Măng tây ở nước ta được trồng nhiều ở Yên Viên, thành phố Hà Nội hay ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh... làm rau ăn, đặc biệt được sử dụng để chế biến các món ăn trong các ngày lễ, tết. Nhưng năng suất thấp không có lợi cho thu nhập nên được chuyển hướng làm cây cảnh thì giá trị được cao hơn.
Là loại cây phát sinh từ rễ, hễ vào xuân là mùa măng tây mọc và cho thu hái khi cây cao khoảng từ 10 – 15cm. Măng tây được coi như một loại rau cao cấp trong các loại rau, trên thị trường thế giới rất được ưa chuộng. Người ta cũng đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong măng tây như proteine 2,2%, chất béo 0,2%, carbohydrate 3,2%, cùng nhiều vitamine A, vitamine B1, vitamine B2, vitamine C, vitamine PP và một ít vitamine E, các khoáng chất như Ca... Tại Âu Châu măng tây còn được đóng hộp để xuất khẩu như các loại rau khác.
Đặc biệt hơn măng tây lại còn giàu dược tính, chính vậy ở Hy Lạp và La Mã từ trước Công nguyên người cổ xưa đã biết sử dụng măng tây làm thuốc trị bệnh. Chẳng hạn làm thuốc lợi tiểu người ta lấy măng tây tươi nấu thành canh ăn hoặc sắc lấy nước đặc để uống. Khi ta ăn măng tây lúc tiểu tiện nước tiểu có mùi đặc biệt, nên người ta thường sử dụng măng tây cho người thận yếu, đau bàng quang hay suy gan mật. Tại Pháp đã bào chế từ mầm non cây măng tây, rễ rau cây cần tây, rễ cây mùi tây và rễ cây cam thảo thành một loại biệt dược là Sirop descinq raciness được đưa vào dược điển và lưu hành rộng rãi. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, khai vị và gây trung tiện.
Ngoài ra người ta còn thấy toàn bộ cây măng tây đều chứa chất xơ, nhờ vậy mà rất cần thiết cho tiêu hóa đặc biệt là chống táo bón. Măng tây còn là loại thực phẩm rất có lợi cho những người lao động trí óc vì có khả năng làm tăng cường sức dẻo dai trong khi làm việc. Đáng lưu ý hơn cả, trong cây măng tây chứa một hợp chất có nitơ là tinh thể màu trắng với một hàm lượng đáng kể mà rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, đó chính là asparagin, một chất được sử dụng trong trị liệu chứng phù tim và bệnh goutte
Related news
Nhằm nắm bắt và tiếp tục tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 8/5, Sở NN&PTNT kết hợp với các huyện tổ chức hội nghị giao ban tại huyện Phú Tân.
Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.
Tính đến tháng 4-2015, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có tổng đàn gia cầm trên 1 triệu 375 ngàn con, tăng 1,01%; đàn trâu 302 con, tăng 4,5%; đàn bò 1.758 con, tăng 43,51%; đàn heo trên 119.400 con, tăng 1,03% so với năm 2014.
Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.
Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt (TP.Hồ Chí Minh) là đơn vị đi tiên phong ứng dụng công nghệ cao đầu tư sản xuất giống và nuôi các loại đặc sản, như: gà Đông Tảo, chim trĩ và các loài chim quý khác.