Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon

Khi bắt được cá lau kiếng, nhiều người dân tại TP Cần Thơ đã không còn vứt bỏ mà đem chế biến thành nhiều món ăn “khoái khẩu” hoặc đem ra chợ, các điểm chuyên thu mua loại cá này để bán.
Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.
Đặc biệt, cá lau kiếng thường hiện diện với số lượng lớn tại các ao nuôi cá tra. Quận Thốt Nốt - TP Cần Thơ là khu vực có nhiều ao nuôi cá tra nên lượng cá lau kiếng đánh bắt được sau khi người dân thu hoạch cá tra cũng rất lớn, người dân trên địa bàn quận Thốt đã chế biến loại cá thành nhiều món ăn ngon và nơi đây cũng hình thành những điểm chuyên mua bán thịt cá lau kiếng.
Hiện cá lau kiếng được các điểm kinh doanh này thu mua với giá khoảng 9.000 đồng/kg (loại 2 - 3con/kg), loại nhỏ hơn có giá 6.000 - 8.000 đồng/kg. Chủ nhiều điểm kinh doanh cá lau kiếng tại phường Thuận An, quận Thốt Nốt, cho biết, nhiều người dân đã không còn sợ hình dạng xấu xí của cá lau kiếng nữa mà ngày càng ưa chuộng các món ăn được chế biến từ loại cá này do vừa ngon, vừa rẻ.
Related news

Hoa lài là loại cây có hoa màu trắng và hương thơm có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là vào thời điểm trước và sau mùa mưa. Ngoài tác dụng làm thuốc, hòa lài còn được sử dụng chế biến ướp trà. Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đưa cây lài vào mô hình có hiệu quả kinh tế cao trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó Trà Vinh là tỉnh có điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp loại cây trồng này.

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

Năm nay là vụ thứ 3 tỉnh Bắc Kạn đưa dong riềng vào cơ cấu cây trồng mũi nhọn với quy mô đại trà, nhờ đó diện tích cây trồng này đã nhanh chóng được mở rộng lên tới gần 3.000ha, trong khi kế hoạch năm 2013 mới chỉ là 2.100ha. Sản lượng củ dong năm nay ước đạt 193.000 tấn.

Nhờ chịu khó, ham học hỏi, anh Lê Thành Đô, ở ấp 8, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ mô hình nuôi ếch thịt và ếch giống.

Men theo con đường đất đỏ cách trung tâm UBND xã Bình Tân, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) chừng 2 km, vượt qua con suối nhỏ, chúng tôi tìm đến khu vườn rộng hơn 2 ha của gia đình người cựu chiến binh Trần Ngọc Sơn, ở thôn Bình Sơn.