Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò

Hỗ Trợ Hộ Nghèo Mở Mang Nghề Chăn Nuôi Bò
Publish date: Friday. July 5th, 2013

Tỉnh Tiền Giang đã triển khai Dự án "Cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo ở huyện Tân Phú Đông" với sự tham gia của Tổ chức Heifer, Tổ chức Liên minh Na uy tại Việt Nam (NMA). Dự án có tổng kinh phí trên 18,2 tỉ đồng, trong đó UBND tỉnh Tiền Giang đầu tư 4 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong vòng 5 năm từ 1/7/2013 đến hết tháng 6/2017.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, địa điểm triển khai tại hai xã Phú Thạnh và Phú Đông (huyện Tân Phú Đông) với 2.400 hộ dân nghèo được hưởng lợi. Trực tiếp có 600 hộ tham gia ban đầu trong đó có 300 hộ được nhận mỗi hộ 1 con bò cái tơ trị giá khoảng 12 triệu đồng/con, 300 hộ còn lại được nhận vốn vay ưu đãi với định mức 8 triệu đồng/hộ cho các mục đích chăn nuôi lợn, dê, gia cầm hoặc thủy sản.

Sang giai đoạn tiếp theo sẽ có 1.800 hộ dân nghèo được nhận chuyển giao từ các hộ tham gia ban đầu trong đó 600 hộ dân được nhận bò cái giống từ 300 hộ nhận bò giống nền, 900 hộ dân nhận chuyển giao vốn phát triển chăn nuôi từ 300 hộ nhận vốn vay ưu đãi ban đầu, 300 hộ còn lại chỉ nhận được kiến thức khoa học nông nghiệp từ các khóa huấn luyện nông dân.

Mục tiêu dự án nhằm góp phần cải thiện thu nhập, đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cho nông hộ. Mặt khác, qua đó còn nâng cao nhận thức của người nông dân về tổ chức sản xuất theo khoa học, giá trị hàng hóa và hiệu quả kinh tế cao thông qua các chương trình huấn luyện chuyển giao kỹ thuật tiên tiến.

Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi da xanh ở Tiền Giang phấn khởi bởi giá bưởi tăng cao kỷ lục, lợi nhuận từ vườn bưởi lớn, nhiều hộ thoát nghèo, làm giàu bền vững. Theo ông Thái Văn Đua, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi da xanh Phú Hòa (Long Khánh, Cai Lậy), hiện giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, với giá trên, mỗi ha bưởi da xanh bà con đạt giá trị trên nửa tỉ đồng, trong đó lãi ròng không dưới 200 - 300 triệu đồng.

Tiền Giang hiện có gần 5.500 bưởi với các loại bưởi đặc sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò,... Với việc ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật thâm canh tiên tiến, nhà vườn đạt năng suất bình quân từ 12 đến 14 tấn/ha và sản lượng bưởi hàng năm của tỉnh đạt trên 70.000 tấn quả. Các huyện có diện tích bưởi lớn gồm: Châu Thành trên 1.700 ha, Cái Bè gần 1.600 ha, Cai Lậy trên 1.000 ha.


Related news

Người Mang Cây Cam Về Đất Đồng Thành (Nghệ An) Người Mang Cây Cam Về Đất Đồng Thành (Nghệ An)

Người dân xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành - Nghệ An) ai cũng nể phục nghị lực của ông Nguyễn Hữu Bình (SN 1958). Từ hai bàn tay trắng, ông đã vươn lên làm giàu trên vùng đất khó bằng nghề trồng cam, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương...

Wednesday. October 1st, 2014
Giải Pháp Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Giải Pháp Phòng Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Đây là các bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa gây hại cho nhiều nông dân và doanh nghiệp thu mua thanh long xuất khẩu. Triệu chứng gây hại biểu hiện trên cành và trái giống nhau, những đốm trắng xuất hiện trên cành, bẹ non, trái non và trái chín chuẩn bị thu hoạch.

Wednesday. October 1st, 2014
Cam “Nhái” Tràn Ngập Thị Trường Cam “Nhái” Tràn Ngập Thị Trường

Được biết, Cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hằng năm. Hơn nữa, cam Hà Giang có hạt, khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm. Vào mùa thu hoạch, giá cam Hà Giang được bán tại vườn khoảng 15.000 đồng/kg (chưa tính công hái, cước phí vận chuyển), cuối vụ giá lên đến 50.000 đồng/kg. Bởi vậy, cam Hà Giang trên thị trường không thể giá rẻ như vậy.

Wednesday. October 1st, 2014
Nuôi Cá Bông Mùa Lũ Nuôi Cá Bông Mùa Lũ

Bà Thương cho biết: "Tôi thả 7.000 cá bông giống. Cá rất dễ nuôi, mau lớn, ít bị hao hụt, giá cá thương phẩm luôn ổn định và cao hơn cá lóc. Để cá bông mau lớn thì ao phải rộng, đường thoát nước tốt, thức ăn đầy đủ. Tốt nhất là thức ăn tự nhiên từ nguồn cá linh, cá tạp hoặc cá biển".

Wednesday. October 1st, 2014
Sên Vét Ao Đầm Và Nỗi Lo Kiểm Soát Dịch Bệnh Sên Vét Ao Đầm Và Nỗi Lo Kiểm Soát Dịch Bệnh

Mỗi năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9 dương lịch, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh bắt tay vào sên vét ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Thế nhưng, cứ đến mùa sên vét lại xảy ra bao nỗi lo về kiểm soát dịch bệnh, bởi lịch sên vét ao đầm vẫn chưa được thống nhất, quá nhiều bất cập, khiến vấn đề này cứ mãi luẩn quẩn chưa có lối ra.

Thursday. October 2nd, 2014