Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Nuôi tôm trên ruộng muối vào mùa mưa đã đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con diêm dân huyện Long Điền.
Từ những mô hình của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư, những diêm dân ở huyện Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn chỉ quen với việc làm muối nay đã bắt đầu biết nuôi tôm và họ tự tin về những kế hoạch của mình.
Ông Huỳnh Văn Thuyết, một trong số những diêm dân ở xã An Ngãi lần đầu tiên nuôi tôm cho biết, năm nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (KNKN), ông đã phối hợp nuôi 1 ha tôm sú trên ruộng muối của mình. Tính đến nay, tôm nuôi trong ao được hơn 2,5 tháng tuổi, đạt trọng lượng 80 con/kg. Ông Thuyết tính toán, nếu “thuận buồm xuôi gió”, ông có thể thu lợi nhuận gần 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Gia, một diêm dân ở thị trấn Long Điền cho biết, năm nay, ông được Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú trên ruộng muối với diện tích 0,5 ha. Qua thực hiện mô hình, ông đang rất tự tin cho dự định của mình: “Qua năm, tôi sẽ nâng bờ thêm 4 - 5 ha ruộng muối đưa vào nuôi tôm trong mùa mưa”.
Tại cuộc hội thảo đầu bờ ngày 17-9 vừa qua tại ao nuôi tôm của ông Thuyết, từ những kết quả ban đầu các hộ nuôi đạt được, nhiều diêm dân cũng rất tâm đắc về mô hình này, vì nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích nhờ kết hợp giữa sản xuất muối trong mùa nắng và nuôi tôm trong mùa mưa. Theo ông Gia tính toán, nghề muối có đầu ra bấp bênh, giá luôn thấp và tiêu thụ khó khăn, trong khi đó, nếu người dân có vốn đầu tư thì việc nuôi tôm có thể tăng thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Để giúp cho bà con diêm dân “chịu” nuôi tôm vào mùa mưa là một sự nỗ lực lớn của Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền và Trung tâm KNKN. Ông Thái Thành Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền cho biết, dự án nuôi tôm trên ruộng muối được Phòng phối hợp với Trung tâm KNKN triển khai thực hiện từ năm 2011. Trước khi triển khai mô hình này, Trung tâm KNKN đã tổ chức cho bà con diêm dân trong huyện tham quan thực tế tại một số hộ nuôi tại phường 12 (TP. Vũng Tàu). Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng ao nuôi chưa bảo đảm nên năm 2012, huyện Long Điền mới triển khai và vận động bà con diêm dân nuôi tôm theo mô hình này.
Việc nhiều bà con quan tâm đến mô hình này là tín hiệu lạc quan cho việc khai thác, nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng ruộng muối huyện Long Điền. Theo ông Hải, huyện Long Điền hiện có hơn 500 ha ruộng muối, tuy nhiên từ trước đến nay, nhiều bà con diêm dân chỉ biết mỗi nghề làm muối, do vậy đời sống kinh tế không bảo đảm. Từ hiệu quả của mô hình nuôi tôm trên ruộng muối, thời gian tới, Phòng Nông nghiệp huyện Long Điền sẽ tiếp tục vận động bà con diêm dân kết hợp nuôi tôm trên ruộng muối; đồng thời tham mưu cho UBND huyện xây dựng thêm 1 mô hình nữa vào năm 2013 để nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền nhân rộng.
Khó khăn lớn nhất hiện nay của bà con diêm dân là vốn sản xuất, bởi theo tính toán của ông Nguyễn Văn Gia, để nuôi được tôm trên ruộng muối, trên mỗi ha người nuôi bỏ ra khoảng hơn 250 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định và chi phí con giống, thức ăn… Đây là khoản chi phí lớn mà không phải diêm dân nào cũng đáp ứng được. Chính vì vậy, tại cuộc hội thảo đầu bờ vừa qua, nhiều bà con diêm dân Long Điền cũng băn khoăn và mong có được nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện chương trình này.
Related news
Bên cạnh đó, sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng nhuyễn thể hai mảnh vỏ và sản phẩm chế biến từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ đăng ký xuất khẩu vào EU về chỉ tiêu vi sinh vật. Chỉ lô hàng được áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường theo quy định mới được cấp giấy chứng nhận ATTP xuất khẩu vào EU.
Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.
Vừa qua, Công ty CP Nông trại Sinh thái Ecofam cùng một số ngành chuyên môn của huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đến gặp gỡ tiếp xúc hơn 60 nông dân 2 xã Tân Huề và Tân Hòa để thỏa thuận thu mua bắp lai mà Công ty đã triển khai liên kết gần 50ha của nông dân 5 xã cù lao vào đầu vụ xuân hè năm 2014.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết theo quy định tại Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính, hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam (hàng tái nhập) sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
Dậu Dương là xã thuần nông của huyện Tam Nông (Phú Thọ) có phần lớn diện tích ruộng cạn đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, cây ăn quả. Cây táo lai được trồng từ lâu ở đây, mùa này dưới gốc táo, hoa màu vẫn xanh tốt nhờ sự năng động của nông dân, biết tận dụng diện tích đất trồng cây ăn quả để tránh lãng phí.