Cá Đồng Lạc Địa Phát Triển Trở Lại
Để khôi phục nghề nuôi cá đồng từ xưa của nông dân, năm 2002, Sở Thủy sản Bến Tre đầu tư Dự án “Phục hồi nghề nuôi cá đồng Lạc Địa” tại xã Phú Lễ (Ba Tri - Bến Tre).
Theo đó, Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như nạo vét kênh mương, đắp bờ bao, cống thoát nước, phân lô sản xuất và tổ sản xuất. Đến năm 2007, xã Phú Lễ tiến hành thành lập Hợp tác xã nuôi cá nước ngọt Lạc Địa. Tuy nhiên, loại hình này hoạt động chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả đạt không cao và giải thể.
Năm 2010, UBND và Hội Nông dân xã Phú Lễ thành lập Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa có 15 thành viên tham gia với diện tích 15ha, trong đó có 7,5ha mặt nước. Các thành viên của Tổ được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư nuôi trồng với số tiền 100 triệu đồng, trong thời gian 18 tháng, lãi suất thấp. Song song đó, ngành chức năng còn thường xuyên chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các thành viên để áp dụng vào nuôi trồng nhằm mang lại hiệu quả cao. Từ đó, nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá, chủ yếu là cá sặc rằn, cá rô phi, cá tra.
Nhờ áp dụng đúng khoa học kỹ thuật nên cá nuôi phát triển tốt, hầu hết các thành viên của Tổ nuôi đều đạt được hiệu quả cao. Gần đây, nhiều người thử nghiệm sản xuất cá giống và đã thành công, tạo được nguồn giống đảm bảo chất lượng tại chỗ, hạn chế chi phí. Nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả nên Hội Nông dân tỉnh tiếp tục duy trì nguồn vốn này cho các thành viên của Tổ và sau mỗi kỳ vay số tiền được nâng lên. Năm 2012, Hội Nông dân tỉnh giải quyết cho các thành viên vay 300 triệu đồng.
Sau 18 tháng nuôi, các thành niên của Tổ thu hoạch được 127 tấn cá các loại, bán trừ chi phí còn lãi trên 889 triệu đồng. Bình quân mỗi thành viên lãi 60 triệu đồng. Nuôi hiệu quả nhất là anh Nguyễn Văn Lạc với 3 công mặt nước chuyên nuôi cá sặc rằn, thu trên 6 tấn cá, sau khi bán trừ chi phí còn lãi trên 160 triệu đồng.
Ngoài ra, tận dụng diện tích đất bờ, nông dân còn trồng các loại rau màu, trồng cỏ làm thức ăn nuôi bò để tăng thu nhập.
Có thể nói, Tổ nuôi cá đồng Lạc Địa đã hoạt động có hiệu quả, tạo thu nhập đáng kể, đặc biệt là dần khôi phục nghề nuôi cá đồng nơi đây.
Related news
Thời gian qua, Trung tâm Thủy sản tỉnh Bình Phước (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tích cực nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản nước ngọt các loại, đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn tỉnh. Với nguồn giống tại chỗ, hàng năm trung tâm còn thả bổ sung thủy sản vào các hồ chứa lớn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Anh Huỳnh Văn Vỹ, thuyền trưởng tàu cá BTh-98794TS, 350CV, ngụ tại xã Tam Thanh (Phú Quý) vui vẻ cho biết: “Tàu chúng tôi xuất bến Cảng Phú Quý ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ 2014. Đánh bắt xuyên Tết được hơn 6 tấn cá chàm. Khi liên lạc với đất liền, biết giá cá ở Phan Thiết cao hơn ở Phú Quý nên quyết định đưa tàu vào đây. Với giá bán 40.000 đồng/kg, chúng tôi thu về 240 triệu đồng”.
Theo báo cáo và nghiên cứu tại các tỉnh có nuôi cá chạch bùn, trong quá trình nuôi chưa phát hiện các loại bệnh mới. Người dân có thể yên tâm tiếp tục phát triển nuôi cá chạch bùn, tuy nhiên, cần áp dụng theo đúng các quy trình kỹ thuật nuôi và khuyến cáo của các nhà khoa học.
“Khi đặt ra câu hỏi nông nghiệp có là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai hay không? Tôi nghĩ, chắc chắn, nó phải là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách nông nghiệp chưa đủ độ vương để nông nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế”.
Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bà con nông dân chuẩn bị tái đàn chăn thả lứa lợn, gà mới. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội khuyến cáo, trước khi chăn nuôi lứa mới, bà con cần vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chuồng trại, đảm bảo tiêu diệt mầm bệnh, giữ cho đàn vật nuôi khỏe mạnh.