Doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong chuỗi giá trị dừa
Bến Tre là địa phương có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước, nhưng ngành công nghiệp chế biến dừa đang phát triển thiếu bền vững, xuất khẩu chủ yếu xuất sang các thị trường dễ tính, không ổn định về chính trị (các nước Trung Đông).
Thời quan qua, rất nhiều hội thảo để phát triển ngành dừa, nhưng chưa có hội thảo nào mang tính căn cơ để giải quyết rốt ráo các khó khăn, vướng mắc của ngành dừa. Các doanh nghiệp (DN) chế biến dừa chỉ quan tâm đến công đoạn chế biến tại nhà máy chứ chưa quan tâm đến lợi ích của nông dân để đầu tư công nghệ từ gốc, giúp nâng cao chuỗi giá trị từ dừa.
Các nhà khoa học cho rằng, để phát triển bền vững ngành dừa cần vai trò dẫn dắt của DN trong chuỗi giá trị. Song song đó, cần sự đồng hành của ngành ngân hàng trong thực hiện chính sách tín dụng đầu tư cho nông dân, DN đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến. Thị trường hiện nay đang chú trọng các sản phẩm hữu cơ, do đó cần đào tạo nông dân trồng dừa thành những nông dân công nghiệp, đủ trình độ, năng lực để ứng dụng công nghệ sạch, hữu cơ vào sản xuất.
Ông Cao Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, cho biết: Để phát triển ngành dừa, ngoài quy hoạch vùng nguyên liệu, có chính sách đầu tư thỏa đáng thì việc gắn kết nông dân và DN chế biến, tiêu thụ dừa là con đường tất yếu giúp nâng cao chuỗi giá trị ngành dừa.
Tiến sĩ Trần Tiến Khai, Trưởng Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, dẫn chứng: Năm 2010, giá xuất khẩu dừa (dừa lột vỏ) đạt mức cao nhất khoảng 487 USD/1.000 trái; nhưng nếu có công nghệ chế biến sâu sản phẩm dừa có thể đạt mức 900USD/1.000 trái.
DN chế biến dừa là thị trường trực tiếp của người trồng dừa, DN ổn định thì cuộc sống của người trồng dừa mới ổn định. DN còn là cầu nối giữa tỉnh, người trồng dừa với thị trường thế giới. Lãnh đạo tỉnh cần lắng nghe, thấu hiểu DN để có chính sách khuyến khích, đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là chính sách tín dụng.
Related news
Anh Nguyễn Văn Luật vay vốn ngân hàng, người thân để đào ao thả cá, xây chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Từ mô hình này mà mỗi năm anh “đút túi” trên 1 tỷ đồng.
Lúc đầu vì thiếu vốn, anh phải vay thêm tiền ngân hàng để khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh (cá kiểng) và cá giống.
Chúng tôi tìm về xã Nghĩa Thắng, nơi được mệnh danh là vựa đinh lăng lớn nhất của huyện Nghĩa Hưng với khoảng 400 hộ tham gia trồng cây dược liệu quý hiếm này.
Mỗi năm xuất chuồng 600 con, thu hơn 800 triệu đồng, trang trại lợn bán hoang dã của thầy giáo người Mường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Nguyễn Xuân Long ở Khánh Hòa áp dụng mô hình VietGAP cho khoảng 2 ha bưởi da xanh, doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng mỗi năm.