Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá nước lạnh đóng băng

Cá nước lạnh đóng băng
Publish date: Monday. April 27th, 2015

Cá tầm “chật vật”, cá hồi “lặn” dần

Theo số liệu thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, năm 2014, toàn tỉnh có hơn 40 dự án đăng ký đầu tư nuôi cá nước lạnh với tổng vốn trên 1.100 tỷ đồng. Theo lộ trình của Đề án “Quy hoạch nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, năm 2015, tỉnh Lâm Đồng sẽ có 30ha mặt nước nuôi cá hồi vân cùng 40 - 50ha mặt nước nuôi cá tầm với khoảng 200 lồng, nhằm đạt sản lượng 600 tấn cá hồi và 900 tấn cá tầm. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích nuôi cá nước lạnh toàn tỉnh chỉ còn khoảng 30ha với 11 doanh nghiệp tham gia nuôi trực tiếp. Sản lượng cá năm 2014 đạt 550 tấn, nhưng đến đầu năm 2015 con số này đã liên tục giảm.

Nhiều doanh nghiệp tiên phong nuôi cá nước lạnh từ năm 2007 đã phải “dừng cuộc chơi” hoặc chỉ nuôi cầm chừng như Công ty cổ phần Giang Ly, Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương), Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam (hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt). Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho biết, diện tích nuôi cá tầm đang giảm, còn cá hồi thì hầu như không còn doanh nghiệp nào dám nuôi thương phẩm.

Là một trong những đơn vị tham gia từ năm 2007, đến nay, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đang có 8ha diện tích mặt nước nuôi cá nước lạnh tập trung tại huyện Lạc Dương. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp này chỉ khai thác với diện tích khoảng 3ha, tất cả đều là cá tầm.

Ông Vũ Bá Liên (Quản lý ngành nuôi cá nước lạnh Công ty TNHH Ngọc Mai Trang), cho biết, trước đây, công ty có nuôi cá hồi nhưng gặp rất nhiều khó khăn nên đã dừng nuôi và chuyển hẳn sang nuôi cá tầm thương phẩm. Còn theo đại diện của Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương), trạm hiện đang có 2ha diện tích mặt nước nuôi và nghiên cứu cá nước lạnh. Dù đã chủ động được nguồn giống và sở hữu đội ngũ kỹ thuật tốt nhưng hiện nơi đây cũng chỉ dám phát triển cầm chừng, chủ yếu nuôi cá tầm và nghiên cứu phát triển giống cá hồi.

Nhiều khâu thiếu, yếu

Theo kết quả khảo sát của Sở NN-PTNT Lâm Đồng, trong tổng diện tích 20.000ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản của Lâm Đồng thì diện tích mặt nước hội đủ điều kiện nuôi cá nước lạnh còn rất lớn. Tuy nhiên, điều kiện để người nông dân đầu tư nuôi mới hoặc chuyển từ nuôi cá truyền thống sang nuôi cá nước lạnh lại không dễ thực hiện, nhất là về vốn, thị trường, kỹ thuật và thời tiết.

Ông Trần Văn Hào cho biết, thời tiết đang ngày càng nóng lên, nguồn nước bị ô nhiễm là vấn đề thách thức với ngành nuôi cá nước lạnh ở Lâm Đồng. Cá tầm và cá hồi rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nguồn nước, chỉ cần nguồn nước có sự biến đổi là cá chết ngay. Bên cạnh đó, về giống, chúng ta mới sản xuất được giống cá hồi, nhưng quy mô còn hạn chế; riêng cá tầm vẫn phải nhập khẩu trứng đã thụ tinh, với giá khá cao, khoảng 700 triệu đồng/kg. Khó khăn về nguồn thức ăn cũng đang là vấn đề, đa phần phải nhập khẩu nên giá thành cao.

Còn theo đại diện Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên, nguồn nhân lực trong nghề nuôi cá nước lạnh còn thiếu và yếu, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tự mày mò là chính. Do đó, chất lượng sản phẩm không ổn định, hiệu quả chưa cao. Đồng thời, nghề nuôi cá nước lạnh cũng đang phải đối diện vấn đề dịch bệnh, nhưng các biện pháp kỹ thuật, thuốc sử dụng trong phòng trừ dịch bệnh chưa có nên các doanh nghiệp không dám liều lĩnh. Cùng với đó là vấn đề thị trường, cá nước lạnh của Việt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt với với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc.

“Có giai đoạn cá tầm Trung Quốc được nhập ồ ạt về Việt Nam bán với giá rẻ, chỉ bằng một phần ba so với giá cá trong nước khiến doanh nghiệp chúng tôi gặp khó khăn”, ông Vũ Bá Liên (Công ty Ngọc Mai Trang) chia sẻ.

Theo ông Trần Văn Hào, để ngành nuôi cá nước lạnh Lâm Đồng có thể khởi sắc trở lại, cần nhanh chóng khảo sát lại nguồn nước, sự biến đổi khí hậu ở các khu vực được chọn để nuôi cá nước lạnh; các cơ chế, chính sách dành cho lĩnh vực này cần thông thoáng hơn; nguồn giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cần phải được chủ động…


Related news

Hội Nghị Tuyên Dương Xuất Khẩu Thủy Sản Tỉnh Cà Mau Vượt 1 Tỷ USD Hội Nghị Tuyên Dương Xuất Khẩu Thủy Sản Tỉnh Cà Mau Vượt 1 Tỷ USD

Năm 1990 là năm đầu tiên các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh được xuất khẩu trực tiếp và đạt được 31 triệu USD. Cho đến nay, sau 23 năm phấn đấu, ngành thủy sản tỉnh tự hào với chỉ tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2013 là do nguồn cung của một số nước trên thế giới bị sụt giảm vì dịch bệnh, đẩy giá tôm liên tục tăng cao.

Sunday. February 9th, 2014
Cà Mau Xuất Khẩu Thuỷ Sản Con Số Vượt Thời Gian Cà Mau Xuất Khẩu Thuỷ Sản Con Số Vượt Thời Gian

Cũng như những năm trước, xuất khẩu thuỷ sản năm 2013 tiếp tục được dự báo sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong quý I, II của năm 2013 gần như giậm chân tại chỗ.

Sunday. February 9th, 2014
Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên Festival Thủy Sản Việt Nam 2014 Tại Phú Yên

Chiều 16/1, đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo chuẩn bị tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên.

Sunday. February 9th, 2014
Năm 2014 Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Có Thể Đạt 6,9 Tỉ USD Năm 2014 Kim Ngạch Xuất Khẩu Thủy Sản Có Thể Đạt 6,9 Tỉ USD

Theo dự báo của VASEP, năm 2014, kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt 6,9 tỉ USD, trong đó tôm xuất khẩu đạt 3 tỉ USD; cá tra 1,6 tỉ USD và hải sản khoảng 2,2 tỉ USD.

Sunday. February 9th, 2014
Để Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Ở Phú Yên Để Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Ở Phú Yên

Phú Yên có các vùng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích hơn 3.000ha và hàng chục ngàn lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú, cá hồng… mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân địa phương.

Monday. February 10th, 2014