Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại kinh tế tiền tỷ

Trang trại kinh tế tiền tỷ
Publish date: Monday. April 27th, 2015

Khai hoang lập nghiệp

Giữa ba bên là núi, phía trước là đồng ruộng, trang trại kinh tế VACR của ông Nguyễn Văn Ba nằm lọt thỏm dưới một thung lũng. Nhìn từ xa giống như một khu du lịch thiên nhiên chưa được khai thác với mì, cỏ xanh tốt, lúa vàng óng ánh và những trang trại rộng mênh mông. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Ba đã trải qua một quá trình đầu tư công sức hơn 30 năm.

Nói về quá trình khai hoang, lập nghiệp ông Ba kể, ông quê ở xã Tịnh Châu (TP.Quảng Ngãi), nhưng sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp nông nghiệp Trung Trung Bộ (1979), ông về làm việc ở nông trường chè Bình Khương và phát triển kinh tế ở đây. Tuy nhiên lúc đó lương ông chỉ có 42 đồng, trong khi vợ chồng ông là người nơi khác đến nên đất đai không có, cuộc sống vô cùng khó khăn.

Không chịu khuất phục trước đói nghèo, ông Ba ngày ngày đi làm công nhân ở nông trường chè nhưng vẫn tranh thủ thời gian rảnh để đi khai hoang, vỡ đất. Cứ như thế, ông làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm. Với phương châm vừa làm, vừa tiếp tục khai hoang nên chỉ trong thời gian ngắn ông đã có gần chục hécta đất để trồng trọt và chăn nuôi.

Ngoài ra, trong thời gian tham gia vào đội chăn nuôi thuộc nông trường chè, ông Ba phát hiện ra vùng đất ở sát núi thôn Tây Phước 1 có địa thế bằng phẳng, phù hợp với việc mở trang trại. Nói là làm, ông đã cũng vợ vô vùng núi nơi đây để xây dựng trang trại, phát triển kinh tế. Ông Ba chia sẻ: “Hồi đó, vùng đất nơi đây còn hoang vu lắm, đa số chỉ có công nhân nông trường chè ở nên đất đai rộng lắm. Cũng nhờ vậy mà mình mới có đất để khai hoang làm ăn”.

Biến đất thành “vàng”

Trong khuôn viên rộng gần 2.000m2, ông Ba thả nuôi 1.000 con heo thịt, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng. Theo ông Ba, do ông nuôi heo cho công ty cám nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn. Bởi ông chỉ bỏ vốn đầu tư xây dựng chuồng trại và công chăm sóc, còn mọi chi phí chăn nuôi cũng như con giống đều được công ty lo. Theo cách làm trên thì, trung bình một con heo, ông được trả công 250 nghìn đồng. Điều quan trọng là ông không phải lo đầu ra.

Ông Ba kể: “Hồi đó mình nói vô đây làm ăn ai cũng bàn ra. Thậm chí có người còn cho rằng tôi bị khùng nên mới bỏ làng xóm vô cái nơi khỉ ho cò gáy. Tuy nhiên, dù cho ai nói gì thì tôi vẫn quyết tâm. Và quả thật không có gì là không thể làm được. Chỉ cần mình có ý chí, có quyết tâm là sẽ làm nên tất cả”.

Cách xa khu chăn nuôi heo chừng 200m, ông Ba thả nuôi 7.000 con gà, đem lại thu nhập khoảng 150 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, ông còn chăn nuôi thêm 18 con bò lai. Trung bình mỗi năm ông xuất bán từ 3 - 4 con bò, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Bên cạnh đầu tư vào chăn nuôi, ông Ba còn trồng thêm 1ha lúa, hơn chục hécta keo, mì, cao su và 5 sào cỏ để phục vụ chăn nuôi. Mặt khác, ông Ba còn đào thêm 4 ao cá để vừa thả cá cải thiện kinh tế, vừa có nước cung cấp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Đồng thời ông tận dụng ao nước để nuôi thêm vịt xiêm. Hiện tại trang trại kinh tế của ông Ba cho thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm; giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương.

Đặc biệt, ông Ba cũng là người đầu tiên đưa máy cày về địa phương. Ông Ba chia sẻ: “Do làm nhiều ruộng nên việc làm đất cũng như vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Sau khi tìm hiểu thông tin, năm 1996, tôi quyết định bỏ ra hơn 20 triệu đồng khăn gói vào tận TP.Hồ Chí Minh mua chiếc máy vừa làm máy cày, vừa làm xe vận chuyển lúa, rơm rạ”. Cũng nhờ vậy mà những người dân ở thôn Tây Phước 1 được nhờ, đỡ được sức người trong việc làm nông nghiệp.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, ông Ba còn hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội của địa phương. Đối với những hộ có chí hướng làm ăn, ông Ba cũng đều nhiệt tình hướng dẫn người dân địa phương cùng phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu…


Related news

Mộc Châu (Sơn La) Sản Xuất Rau Sạch, An Toàn Mộc Châu (Sơn La) Sản Xuất Rau Sạch, An Toàn

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Friday. November 28th, 2014
Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Monday. June 30th, 2014
Hiệu Quả Trồng Xen Canh Rau Màu Trên Đất Trồng Dâu Hiệu Quả Trồng Xen Canh Rau Màu Trên Đất Trồng Dâu

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Friday. November 28th, 2014
Đăk Nông Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Cư Jút Đăk Nông Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Gấc Ở Huyện Cư Jút

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, trong những năm gần đây, bà con nông dân ở huyện Cư Jút (Đăk Nông) đã đưa cây gấc vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân

Monday. June 30th, 2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Sinh Học Tại Xã Lộc Thuận Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Sinh Học Tại Xã Lộc Thuận

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Friday. November 28th, 2014