Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong quý I/2015

Sự ra đời của Nghị định 36, từ lâu đã được các doanh nghiệp và người nuôi cá tra Việt Nam rất kỳ vọng. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu triển khai thực hiện đến nay, Nghị định 36 đã vấp phải sự phản ứng từ phía doanh nghiệp cá tra Việt Nam và đã có kiến nghị sửa đổi, tập trung chủ yếu các vấn đề về tỷ lệ mạ băng, hàm ẩm và thủ tục đăng ký xuất khẩu.
Tổng diện tích nuôi thủy sản đến tháng 3 năm 2015 là 542 ha (kể cả diện tích sản xuất giống) bằng 102,36% so cùng kỳ, trong đó diện tích nuôi cá tra là 340 bằng 103,1% so cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản đến tháng tháng 3 năm 2015 là 52.000 tấn, bằng 104,8% so cùng kỳ trong đó sản lượng cá tra là 44.000 tấn, bằng 102,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Tổng diện tích nuôi tôm càng xanh trái vụ trên địa bàn tỉnh năm 2015 tính đến thời điểm này là 17 hộ với tổng diện tích 23,6 ha, tổng lượng giống thả là 2.155.000 con post. Trong đó, huyện Châu Phú 05 hộ với diện tích 4,7 ha, lượng giống thả 450.000 post; huyện Thoại Sơn 09 hộ với diện tích 14 ha, lượng giống thả 905.000 con post (trong đó có 01 hộ nuôi tôm toàn đực với diện tích 5 ha, lượng giống thả 200.000 con post); huyện Châu Thành 03 hộ nuôi tôm càng xanh trong ao với diện tích 4,9 ha, lượng giống thả 350.000 con post.
Sản xuất tiêu thụ con giống thủy sản (Trung tâm giống thủy sản): Tôm càng xanh toàn đực: 488.038 con tôm poste; Lươn giống: 24.529 con (sản xuất từ vệ tinh: 4.000 con); cá bản địa: 5.146 kg; cá sặc rằn giống: 370 kg (sản xuất từ vệ tinh); cá thác lác cườm giống: 6.000 con (sản xuất từ vệ tinh); cá hô giống: 1.000 con (sản xuất từ vệ tinh).
Cũng theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang, giá nguyên liệu đầu vào tăng bình quân 5 - 15%, nên dù giá nguyên liệu cá tra có tăng nhưng nông dân vẫn không đảm bảo có lãi, chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất.
Thủy sản (cá tra, basa) xuất khẩu trong tháng 3, đạt 13 ngàn tấn tương đương kim ngạch đạt trên 30,94 triệu USD. Cộng dồn 3 tháng đầu năm đạt 32,64 ngàn tấn tương đương kim ngạch đạt 76,62 triệu USD, bằng 85,72% về sản lượng và bằng 85,14% về giá trị so cùng kỳ (giá xuất khẩu bình quân tháng 3/2015 đạt 2.380 USD/tấn, so tháng trước tăng 10 USD/ tấn, so cùng kỳ giá xuất hiện nay cao hơn khoảng 80 USD/tấn).
Related news

Thời gian qua, diện tích trồng cây keo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) tăng nhanh. Ngoài phát huy hiệu quả trên diện tích đất lâm nghiệp với đồi, dốc cao, việc phát triển cây keo cũng đặt ra một số vấn đề cần quan tâm.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) khuyến khích nông dân chuyển đổi hàng ngàn ha đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu nhằm hạn chế tình trạng khô hạn do thiếu nước tưới. Sau cây đậu phộng, cây bắp giống, đậu bắp giống và đậu xanh giống trồng thử nghiệm trên đất lúa gò cao đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân. Thu nhập từ các cây trồng mới chịu hạn này cao gấp 1,5 đến 2 lần so cây lúa trước đây.

Chưa bao giờ người trồng tiêu ở Nông trường 25.3, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) lại có một mùa tiêu được giá như năm nay. Và cũng nhờ cây tiêu mà nhiều hộ dân nơi đây đã có cuộc sống khấm khá hơn. Thế nhưng, trước tình trạng cây tiêu bị chết hàng loạt trong nhiều tháng qua đã khiến nông dân “đứng ngồi không yên”.

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.