Bình Thuận Nhân Rộng Thêm 4 Mô Hình Vệ Sinh Vườn, Tiêu Hủy Cành Bệnh Đốm Nâu
Cuối tuần qua, ông Huỳnh Thanh Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chủ trì cuộc họp các thành viên trong Ban chỉ đạo phát triển bền vững cây thanh long và lãnh đạo các địa phương đánh giá tình hình thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long (28/11 - 31/12/2014).
Báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh về tiến độ thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu trên cây thanh long cho biết: Từ cách làm hiệu quả hai mô hình vệ sinh vườn và tiêu hủy cành bệnh thí điểm ở xã Hàm Minh (Hàm Thuận Nam) và xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) bằng phương pháp ủ cành và trái thanh long bị bệnh với chế phẩm BIO – ADB cộng với vôi bột do Chi Cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Đến nay, Bình Thuận đã phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thêm 4 mô hình với diện tích 20 ha tại xã Tân Thuận, Hàm Thạnh (Hàm Thuận Nam), xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc); thị trấn chợ Lầu (Bắc Bình).
Đồng thời cấp phát thuốc cho các hộ tham gia mô hình và tổ chức 4 lớp tập huấn tại các địa phương có 133 hộ tham gia. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã mở nhiều lớp tập huấn, phát hơn 1.500 tờ rơi hướng dẫn nông dân cách thức phòng trừ bệnh đốm nâu và quy trình xử lý cành quả thanh long bị bệnh….
Phát biểu tại cuộc họp, ông Huỳnh Thanh Cảnh đánh giá, kết quả thực hiện Tháng cao điểm phòng trừ bệnh đốm nâu tiến độ còn chậm, chưa thật sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền chưa tập trung đúng mức, một bộ phận người trồng thanh long còn chưa nắm rõ nguồn gốc bệnh đốm nâu ỷ lại vào thuốc điều trị; chưa tin tưởng vào quy trình phòng chống bệnh đốm nâu của ngành chức năng khuyến cáo.
Hiện nay, bệnh đốm nâu chưa có thuốc đặc trị, Phó chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng trừ: ra quân chặt, tỉa cành bệnh tiêu hủy nguồn bệnh một cách đồng loạt từ nhà vườn đến nơi công cộng nhằm cắt nguồn bệnh trong tháng cao điểm này. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thông tin cho nông dân rõ để nhận thức đúng đắn, tự giác thực hiện quy trình phòng chống bệnh đốm nâu theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn.
Related news
Vụ mùa năm 2014, huyện Hoằng Hóa gieo cấy gần 8.000 ha lúa, trong đó chủ yếu là các giống ngắn ngày như BC15, DQ11, Bắc Thơm... Tính đến ngày 31-7, cây lúa sinh trưởng, phát triển nhanh, lúa đại trà vụ mùa đang ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh bước vào giai đoạn đứng cái làm đòng.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình (Vĩnh Long), từ nay đến năm 2015, huyện sẽ khuyến khích nhà vườn không trồng mới mà tập trung đầu tư thâm canh nâng cao chất lượng cam sành, ổn định diện tích trồng theo quy hoạch khoảng 2.000ha ở các xã Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Lộc và Hòa Hiệp; đồng thời kêu gọi hợp tác xã xây dựng mạng lưới thu mua.
Chiều 5.8, lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co., Ltd (Kato Office) của Nhật Bản đã chính thức ký kết hợp đồng kinh doanh đại lý độc quyền.
Loại nhãn này có vị ngọt, thanh, cùi dày. Đặc biệt, thời gian thu hoạch nhãn ghép muộn hơn một tháng so với các giống nhãn thông thường tại địa phương. Vì vậy, sẽ giúp người trồng không lo bị ứ đọng sản phẩm, do nhãn chín rộ cùng một thời điểm, theo đó, giá bán cũng cao hơn.
Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (Bidifisco) và Công ty Kato Hitoshi General Office Co,. Ltd (Kato Office) Nhật Bản đã ký kết hợp đồng xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật.