Bình Định Củng Cố Và Phát Triển Mô Hình Đánh Bắt Cá Ngừ Đại Dương Xuất Khẩu Qua Nhật Bản
Chiều 15.9, tại TP Quy Nhơn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong tháng 7 và tháng 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn được tỉnh hỗ trợ các bộ thiết bị và công nghệ CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác CNĐD. Chuyến biển trong tháng 7, có 10/37 con chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249 ngàn đồng/kg, tổng doanh thu trên 114 triệu đồng.
Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12.8 đến ngày 4.9), có 5 ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thu mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.
Thực tế cho thấy, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản CNĐD như đã hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm không như mong muốn. Ngoài ra, việc liên kết, chỉ đạo của các tàu cá trong mô hình không được chặt chẽ, không có tổ trưởng chỉ huy nên hoạt động của các tàu chưa được đoàn kết và thống nhất.
Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho chủ trương tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyết điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế....
Chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hữu Lộc giao cho Sở NN-PTNT, trong tháng 9 này phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Ngư dân tham gia được vay vốn các ngân hàng thương mại để đóng mới tàu cá, mua thiết bị phục vụ khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính phủ, tỉnh đứng ra bảo lãnh cho ngư dân.
Tỉnh cũng sẽ nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá của ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO có trách nhiệm mua với giá cao, nhằm khuyến khích bà con...
Related news
Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.
Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.
Dự án JICA - SOFRI “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long” giữa Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã và đang tập trung phát triển kinh tế vườn, xem đó là động lực để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân, làm tiền đề để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả xuất khẩu trái cây cả năm 2014 cho thấy các doanh nghiệp và nhà vườn đều thắng lớn. Tính đến ngày 26-12, xuất khẩu trái cây các loại đã đạt tổng kim ngạch là 1,477 tỷ USD (tăng hơn 37% so với năm 2013). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau, quả chỉ khoảng 521 triệu USD. Như vậy, năm 2014 chúng ta đã đạt xuất siêu rau, quả gần 1 tỷ USD.