Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người tìm lối ra cho cây măng tây

Người tìm lối ra cho cây măng tây
Publish date: Monday. October 26th, 2015

Anh Sắn phân loại măng tây chuẩn bị xuất bán cho các đầu mối tiêu thụ.

Một trong những người đưa giống măng tây về trồng ở đây là anh Hứa Văn Sắn, hội viên Hội ND xã An Hải.

“Sau gần 7 tháng chăm sóc, 1 sào măng tây của tôi thu được 5kg thành phẩm, bán hết veo.

Nhận thấy cây này có thị trường tiêu thụ, tôi quyết định mở rộng diện tích thêm 2 sào nữa.

Càng làm càng thành công bởi măng tây hợp với đất cát mà thị trường lại đang ưa chuộng…” – anh Sắn kể.

Nhưng thấy gia đình anh Sắn thành công với cây măng tây, ND trong thôn đổ xô vào trồng khiến năm 2013 giá măng tây giảm mạnh.

Anh Sắn lại một mình trăn trở tìm đầu ra cho măng tây.

Anh đi các tỉnh, thành phố phía Nam tìm hiểu và bắt mối tiêu thụ măng tây cho bà con trong thôn.

Thị trường tiêu thụ dần đi vào ổn định khiến không ít hộ trong thôn phấn khởi.

Hàng ngày, anh đến từng hộ thu gom măng tây về cắt tỉa, phân loại, sơ chế, đóng gói, rồi vận chuyển đi bán ở Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM.

Trung bình mỗi ngày anh xuất bán 50 – 120kg, doanh thu  đạt  3- 5 triệu đồng/ngày.

Được anh bao tiêu đầu ra cho cây măng tây, nhiều hộ ND đã mạnh dạn mở rộng diện tích loại cây trồng này.

Nhờ thu nhập từ măng tây mà anh Sắn tậu thêm đàn bò 5 con và có của ăn, của để.

Cuối tháng 8.2015, anh đã vinh dự nhận bằng khen của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN bởi có thành tích đóng góp trong lĩnh vực phong trào ND.

Ông Phạm Hữu Luận – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Ninh Phước nhận xét: “Anh Hứa Văn Sắn là người có công giúp cho bà con thôn Tuấn Tú, xã An Hải chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Với mô hình trồng măng tây, giờ đây bà con ND xã An Hải đã có thu nhập khá từ vùng đất cát bạc màu, hoang hóa…”.


Related news

Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch Yên Tâm Với Chất Lượng Hàng Hải Sản Mùa Du Lịch

Vào mùa hè, lượng hàng hải sản tiêu thụ thường mạnh hơn những mùa khác. Đó cũng là lúc chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) được người dân quan tâm hàng đầu.

Wednesday. April 16th, 2014
Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới Nuôi Tôm Công Nghiệp Tự Phát Ở Cà Mau Những Thách Thức Mới

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…

Monday. July 14th, 2014
Mùa Cá Trên Hồ Mùa Cá Trên Hồ

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

Monday. July 14th, 2014
Số Hộ Chăn Nuôi Tăng Mạnh Số Hộ Chăn Nuôi Tăng Mạnh

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

Monday. July 14th, 2014
Mô Hình Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Dồm Cang (Sơn La) Mô Hình Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Dồm Cang (Sơn La)

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Monday. July 14th, 2014