Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Gà Đồi Yên Thế: Khấp Khởi Chờ Tết

Người Chăn Nuôi Gà Đồi Yên Thế: Khấp Khởi Chờ Tết
Publish date: Saturday. October 26th, 2013

Thời điểm này, người chăn nuôi ở Yên Thế (Bắc Giang) đang tích cực chuẩn bị đàn gà bảo đảm chất lượng để đưa ra thị trường Hà Nội và các vùng lân cận dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Hơn 4 triệu con gà phục vụ Tết

Những ngày này, tại nhà ông Đỗ Danh Hải ở thôn Đề Thám, xã Đồng Tâm (Yên Thế) rộn tiếng gà con. Ông Hải cho biết, trong vườn hiện có 3 nghìn con gà, trong đó gần 1 nghìn con sắp xuất bán và số gà dành cho dịp Tết đang được khẩn trương đưa vào chăn nuôi. Với giá bán hiện nay khoảng 55-65 nghìn đồng/kg tuỳ loại và lượng gà ổn định thì dự báo giá gà Tết năm nay không tăng nhiều so với năm ngoái.

Đặc biệt, ông cũng không muốn giá gà tăng quá cao: "Giá tăng cao hay xuống thấp đều không có lợi về lâu dài với người chăn nuôi bởi giá thấp quá thì lỗ, còn cao quá thường khiến nhiều người bán non làm mất thương hiệu. Mức giá cứ tầm này là chúng tôi thấy ổn rồi” - ông Hải nói.

Còn tại nhà ông Nguyễn Xuân Hiến cũng ở xã Đồng Tâm đang nuôi hơn 4 nghìn con gà, trong đó dịp Tết này ông sẽ bán khoảng 2 nghìn con, chủ yếu là giống ri lai. "Gà ri lai có mã đẹp, da vàng, thịt thơm, nặng trung bình 1,3-1,5 kg/con, rất phù hợp cho cúng Tết, rằm tháng Giêng và lễ hội đầu năm. Đây cũng là loại gà được người Hà Nội ưa chuộng trong dịp Tết năm ngoái nên năm nay chúng tôi chuẩn bị chủ yếu là loại gà này” - ông Hiến cho biết.

Theo dõi của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Yên Thế cho thấy, các gia đình ở Yên Thế đang cấp tập chuẩn bị gà cung ứng trong dịp Tết năm nay. Hiện nay, trung bình lượng gà toàn huyện đưa vào chăn nuôi khoảng 300 nghìn con/tuần. Ông Thạch Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết, hiện tổng đàn gà của Yên Thế đã tăng từ 3,8 triệu con lên 4,3 triệu con, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán.

Tẩy chay gà lạ

Trước một số thông tin cho rằng tại Yên Thế có những giống gà nhập lậu từ Trung Quốc hoặc có tình trạng mang gà Trung Quốc về để "tẩy trắng” rồi dán nhãn gà đồi Yên Thế, ông Phạm Công Vân, Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế cho biết: "Người chăn nuôi sợ nhất là dịch bệnh bởi nếu có dịch phải ngừng nuôi gà thì mỗi tháng người Yên Thế thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng, do đó chúng tôi rất cẩn trọng khi chọn giống và càng không thể đưa gà lạ vào chuồng mà chưa qua kiểm dịch chặt chẽ. Nếu ai vì lợi ích riêng mà đưa gà lạ về sẽ ảnh hưởng tới các hộ xung quanh và bị tẩy chay ngay”.

Còn ông Hiến cho biết, qua tìm hiểu của ông, hiện nay Trung Quốc đang đưa vào thị trường Việt Nam hai loại gà: gà thải loại và gà mào. Gà thải loại có lông xơ xác, rất dễ nhận ra. Gà mào hình thức đẹp, lông mượt, mào đỏ tươi dễ lẫn với các giống gà bản địa nhưng nếu tinh ý thì thấy những con gà này có bộ lông rất dày song thịt nhão và ăn không ngon. Loại gà này thường có giá cao hơn gà ta vì đẹp mã nhưng khó có thể tiêu thụ được trên thị trường.

Ngày hội gà Yên Thế tại Hà Nội

Trong nỗ lực duy trì và phát triển thương hiệu "gà đồi Yên Thế” đã được Cục Sở hữu trí tuệ chuyển giao cho UBND Yên Thế quản lý, sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, huyện Yên Thế đã cung cấp danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tất cả các hộ gia đình chăn nuôi có tổng đàn từ 1 nghìn con trở lên cũng như các đơn vị, tư thương thu mua, vận chuyển, chế biến gà đồi Yên Thế trên cổng thông tin điện tử của huyện.

Theo kế hoạch, đầu tháng 11 tới huyện Yên Thế sẽ phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức một số "Ngày hội gà đồi Yên Thế” tại Hà Nội. Huyện sẽ lựa chọn 4 điểm ở các khu vực đông dân cư để giới thiệu đặc sản gà đồi Yên Thế đến người dân Hà Nội. Bên cạnh việc trưng bày và bán gà thịt sẵn thì gà đồi Yên Thế sẽ được chế biến thành nhiều món ngay tại các ngày hội này. Khách đến tham quan có thể thưởng thức thịt gà miễn phí tại các điểm giới thiệu trước khi quyết định có mua gà Yên Thế hay không.

"Mục đích của chúng tôi là để người dân Hà Nội hiểu rõ về sản phẩm và không nhất thiết phải đi đến các siêu thị mới mua được gà Yên Thế. Nếu hoạt động này có hiệu quả, chúng tôi hướng đến mục tiêu cung cấp gà Yên Thế đến tận "chân cầu thang” cho người Hà Nội” - ông Thạch Văn Chung nói.

Nhằm nâng cao chất lượng đàn gà thịt, UBND tỉnh đã dành hơn 18 tỷ đồng cho việc nghiên cứu, sản xuất giống gà và hỗ trợ quy trình nuôi gà an toàn sinh học theo VietGAP. Đặc biệt, mới đây, huyện Yên Thế yêu cầu các cơ sở ấp nở gắn chíp lên gà bố mẹ để quản lý hữu hiệu nguồn gốc gà.


Related news

Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận)

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

Tuesday. November 27th, 2012
Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

Monday. June 24th, 2013
Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

Sunday. December 2nd, 2012
Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

Tuesday. August 6th, 2013
Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

Thursday. March 14th, 2013