Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La

Làm giàu từ cây na trên vùng đất Sơn La
Publish date: Thursday. September 10th, 2015

Quyết tâm thoát đói vượt nghèo nhờ tận dụng lợi thế đất đai, áp dụng khoa học kỹ thuật, ông Trương Văn Đôn ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La từng bước mở rộng mô hình trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Ông trở thành điển hình trong phong trào phát triển kinh tế ở cơ sở, được nhiều người dân học tập.

Năm 1976, gia đình ông Trương Văn Đôn chuyển từ Thái Bình lên Mai Sơn lập nghiệp. Khi đó ông Đôn làm công nhân Nông trường Tô Hiệu. Trong điều kiện kinh tế gia đình thường xuyên khó khăn, thiếu thốn do đông con, đến năm 1990 ông xin nghỉ về cùng với gia đình phát triển kinh tế.

Nhận thấy lợi thế của gia đình có đất rộng, phù hợp với trồng cây ăn quả, năm 1991, ông bàn với vợ con mạnh dạn đầu tư vào trồng cây nhãn, xoài, cà phê trên tất cả diện tích đất của gia đình. Những năm đầu gia đình ông còn gặp nhiều khó khăn bởi đầu ra cho sản phẩm và giá cả bấp bênh. Đến năm 2000 ông tìm tòi học hỏi kinh nghiệm và quyết định đốn bỏ một số diện tích cây cà phê, xoài và nhãn để đầu tư trồng na.

Ông Đôn bên mô hình làm giàu từ vườn cây ăn quả.

Sau 4 năm, cây na bắt dầu cho thu hoạch. Những gốc nhãn, xoài còn lại ông đầu tư ghép các loại giống có chất lượng cao. Theo kinh nghiệm của ông Đôn, để mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả, cần phải xác định được cây con và biết áp dụng khoa học kỹ thuật.

“Đối với mô hình trồng na nên trồng theo hàng lối để dễ chăm sóc, bón phân đầy đủ để cây phát triển tốt. Nếu biết áp dụng hoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cây na sẽ có thu nhập cao hơn các loại cây khác. Tới đây gia đình sẽ trồng thay mới những gốc na già để cây phát triển tốt hơn”, ông Đôn cho biết.

Sau 14 năm, giờ đây gia đình ông Trương Văn Đôn đã có một vườn cây ăn quả gồm na, nhãn, xoài quy mô hơn 3,4 ha, trong đó na là cây chủ lực được gia đình trồng với diện tích gần 3 ha. Nhờ biết áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, từ năm 2012 đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình ông đã thu hoạch được khoảng 23 - 24 tấn quả na/năm, với giá bán cho các thương lái tại vườn khoảng từ 27.000 - 30.000 đồng/kg.

Giống na trồng ở Mai Sơn rất hợp với khí hậu, chất đất nên quả đẹp, thơm ngon, được nhiều người dân trong, ngoài huyện ưa chuộng. Trừ chi phí các loại, gia đình ông có thu nhập gần 700 triệu đồng mỗi năm từ bán na, nhãn và xoài ghép.

Để mô hình trồng cây ăn quả của gia đình phát triển tốt hơn, ông Đôn đã đầu tư cho các con đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi để về áp dụng vào mô hình của gia đình. Hiện nay cả hai người con của ông đều đang theo nghiệp cha tiếp tục mở rộng và trồng mới thêm gần 1 ha diện tích cây na. Theo ông Đôn, dự kiến khoảng 3 năm nữa mô hình cây ăn quả của gia đình ông sẽ cho thập nhập khoảng trên 1 tỷ đồng/năm.

Đánh giá về những mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị trấn nói chung và mô hình cây ăn quả của gia đình ông Trương Văn Đôn. ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết, những năm gần đây, bà con địa phương đã chú trọng thay đổi cây trồng như nhãn ghép, xoài ghép, na, bưởi diễn…

“Na vẫn là cây phù hợp với vùng đất địa phương nhất khi cho quả ngon và đẹp, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Với mô hình như của hội viên Trương Văn Đôn, năm 2014 đã cho thu nhập trên 700 triệu đồng”, ông Đạt cho biết.

Không chỉ năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, ông Trương Văn Đôn còn là hội viên nông dân gương mẫu trong mọi phong trào ở cơ sở, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ông Đôn luôn tích cực đi đầu trong công tác vận động nhân dân tham gia làm đường giao thông nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo.

Ông luôn được bà con yêu mến, thường xuyên đến trao đổi học tập kinh nghiệm làm ăn./.


Related news

Thành Công Sau Mùa Tôm Nước Lợ Thành Công Sau Mùa Tôm Nước Lợ

Sản lượng tôm nuôi nước lợ năm 2013 của Sóc Trăng đạt 72.762 tấn, bằng 129,5% KH, tăng 79,6% so với năm trước. Thành công lớn nhất là các huyện Cù Lao Dung, Trần Đề, Mỹ Xuyên và tuyến ven Sông Hậu huyện Long Phú.

Tuesday. January 7th, 2014
Thu 100 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Bồ Câu Thu 100 Triệu Đồng/tháng Từ Nuôi Bồ Câu

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

Saturday. December 14th, 2013
Tôm Hùm Về Bến Tôm Hùm Về Bến

Cuối năm, hàng chục chiếc tàu nườm nượp kéo về cảng sau chuyến đi khơi dài ngày. Trong đó, có nhiều tàu trĩu nặng với những mẻ tôm hùm còn tươi nhay nháy mang lại thu nhập cao gấp 4-5 lần so với các loại hải sản khác.

Tuesday. January 7th, 2014
Bò Sữa Không “Mặc Áo Vá” Bò Sữa Không “Mặc Áo Vá”

Trong 10 năm qua, tổng đàn bò sữa của cả nước đã tăng gấp 4 lần, sản lượng sữa tăng gấp 5 lần. Nuôi bò sữa đang có sức hút với người nông dân với mức thu nhập cao, nhưng không dễ làm giàu nếu vẫn chăn nuôi theo lối cũ.

Saturday. December 14th, 2013
Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Đang Phát Triển Mạnh

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 118 cơ sở nuôi cá lồng bè với số lượng 441 bè, trong đó nuôi ngoài qui hoạch 91 cơ sở với 321 bè. Nuôi nhiều nhất tập trung tại Sơn Định, Thị trấn Chợ Lách, Long Thới, Vĩnh Bình, Phú Phụng (Chợ Lách); Phú Đức, Phú Túc, An Khánh, Tân Thạch (Châu Thành).

Tuesday. January 7th, 2014