Ba Lan ký hiệp định xuất khẩu táo vào Việt Nam

Theo Đài Phát thanh Ba Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Marec Sawicki mô tả hiệp định đã ký kết rất quan trọng với Ba Lan bởi nước này đang tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có táo, và Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng ở châu Á.
Với sản lượng thu hoạch hàng năm lên tới 2,5 triệu tấn, Ba Lan là nước xuất khẩu táo lớn nhất ở Châu Âu và thứ ba thế giới sau Mỹ và Trung quốc.
Năm ngoái nước này xuất khẩu trên 1 triệu tấn táo, và Nga là thị trường nhập khẩu táo lớn nhất của Ba Lan.
Tuy nhiên, xuất khẩu táo của Ba Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi Nga quyết định ngừng nhập khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp của châu Âu trong đó có táo của Ba Lan kể từ ngày 1/8/2014, buộc nước này chuyển hướng tìm nhà nhập khẩu mới.
Chính phủ Ba Lan đã tiếp cận một số thị trường mới ở châu Á và coi Việt Nam như một thị trường mới nổi, nhiều tiềm năng.
Tháng 3/2015 một đoàn công tác Chính phủ Ba Lan đã sang làm việc với phía Việt Nam để hoàn tất các thủ tục pháp lý mở đường cho việc xuất khẩu táo vào Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp Ba Lan, nước này hy vọng với việc ký kết hiệp định ngày 2/10, mỗi năm Ba Lan có thể xuất khẩu 100.000 tấn táo vào thị trường Việt Nam.
Hiện nay Ba Lan cũng đã xuất khẩu táo sang một số thị trường khác ở Châu Á như Singapore, Ấn Độ và Bangladesh.
Related news

Hiện đang là thời điểm thích hợp để đưa các giống thủy sản vào nuôi trồng, vì vậy thời gian qua Chi cục Thủy sản tỉnh đã tích cực chỉ đạo nông dân tập trung chuẩn bị các điều kiện về ao nuôi, con giống, thức ăn nhằm phát triển chăn nuôi thủy sản ngay từ đầu vụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.

Người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đang đối mặt với vấn đề khan hiếm nguồn giống. Theo nhiều người nuôi tôm hùm ở xã Vạn Thạnh, địa phương có số lượng người nuôi lớn nhất huyện, số tôm giống vào thời điểm này chỉ bằng 1/10 so với cùng thời điểm năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay, các tỉnh ĐBSCL đang chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm mới.