Thành Lập Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam
Ngày 2-3, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL đã tham dự đại hội thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam.
Với 143 hội viên các tỉnh thành tham gia vào quá trình thành lập hiệp hội,mục tiêu của hiệp hội là đến năm 2015, sản lượng nuôi cá nguyên liệu đạt 1,2 đến 1,5 triệu tấn, sản lượng phẩm xuât khẩu đạt 1,8 đến 2,25 tỷ USD, tạo việc làm cho 23 ngàn lao động…
Đại hội đã bầu Ban chấp hành Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2015 gồm 47 đại biểu, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Các ông Võ Hùng Dũng, ông Nguyễn Văn Kịch, ông Doãn Tới, ông Trần Trung Ngươn, Hồ Văn Vàng được bầu chọn là Phó Chủ tịch Hiệp hội.
Với điều kiện tự nhiện thuận lợi, ngành nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL đã có sự phát triển tăng tốc trong nhiều năm qua. Đến nay, cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là các tỉnh ở ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Tuy chỉ nuôi với khoảng 6.000 ha ở 10 tỉnh, thành phố nhưng giá trị xuất khẩu cá tra tăng dần theo từng năm. Tính đến cuối năm 2011 khối lượng xuất khẩu trên 600.000 ngàn tấn tương đương 1,8 tỷ USD tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010 đã gần đuổi kịp tôm nuôi nước lợ. Thị trường tiêu thụ cá tra ngày càng mở rộng, đến nay đã có trên 130 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu thụ cá tra của Việt Nam.
Cũng tại đại hội, các đại biểu đã thống nhất quyết tâm thực hiện thắng lợi đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó xác định cá tra là một trong những mặt hàng chủ lực của cả nước. Vì vậy, đi liền với sự ra đời của Ban chỉ đạo điều hành của Chính phủ Hiệp hội Cá tra Việt Nam là tổ chức cộng đồng thực hiện việc gắn kết, tạo điều kiện từng bước đưa ngành hàng cá tra Việt Nam vào sự quản lý toàn diện, phát triển một cách vững chắc.
Về các kiến nghị, đại biểu tham dự hội nghị đưa ra các vấn đề then chốt nhằm đưa cá tra Việt Nam phát triển đúng hướng gồm: Chấm dứt tình trạng nguyên liệu cá tra lúc thừa lúc thiếu; cơ cấu lại các doanh nghiệp xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu không được cấu kết với khách hàng xấu, bán cá tra không đạt chất lượng phá giá làm cá tra mất uy tín trên thương trường… Người nuôi cá cần được minh bạch về giá và hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách vĩ mô, nhất là vốn và giá bán, cho tính giá sàn cá tra như lúa gạo. Đặc biệt là trao cho Hiệp hội cá tra Việt Nam có quyền chế tài xử lý đối với các nhà máy xuất khẩu không đảm bảo chất lượng.
Cụ thể hóa các đề xuất trên, các đại biểu kiến nghị ba việc cần làm ngay sau khi Hiệp hội cá tra Việt Nam được thành lập là: Chấn chỉnh xuất khẩu, các doanh nghiệp yếu kém làm ăn gian dối. Cân đối cung cầu cá tra nguyên liệu. Rà soát, quy hoạch chặt chẽ lại vùng nuôi.
Related news
Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.
Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.
Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.
Tính đến tháng 2.2014, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 70.800 con đang phát triển ổn định. Mặc dù trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều vùng còn có băng giá, tuyết rơi, song toàn huyện không có trâu, bò bị chết do đói, rét. Kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.