Giao 80ha Hồ Thuỷ Điện Đồng Nai 3 Cho Doanh Nghiệp Nuôi Cá Tầm

Một doanh nghiệp ở Khánh Hoà đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư nuôi cá tầm tại hồ thuỷ điện Đồng Nai 3, đó là công ty cổ phần Cá Tầm Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Khánh Hoà từ năm 2009.
Doanh nghiệp này được giao 80ha mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 trong 50 năm để thực hiện dự án nuôi cá tầm tại xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Dự án nuôi cá tầm kể trên, theo giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh Lâm Đồng, có tổng vốn đầu tư khoảng 299 tỉ đồng. Dự kiến sản lượng cá tầm nuôi hàng năm đạt 770 tấn và mỗi năm sẽ bán ra 330 tấn cá tầm thương phẩm cùng 22 tấn trứng cá tầm đen. Hiện dự án đang trong giai đoạn nuôi thử nghiệm và ngay trong năm nay, doanh nghiệp sẽ thi công, xây lắp gần 11.000m2 lồng nuôi cá tầm, cùng một phần cầu dẫn, kho nổi trên diện tích mặt nước hồ thuỷ điện Đồng Nai 3 đã được giao. Theo dự án, từ năm 2014, sẽ bắt đầu có cá tầm thương phẩm và năm 2017 dự kiến có trứng cá tầm thương phẩm.
Related news

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn chính sách nông nghiệp thường niên 2015 do tổ chức Liên minh Nông nghiệp tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

Mua bơ về ăn rồi quăng hột ra vườn, bất ngờ, cây bơ sáp lại bén duyên vùng sông nước ĐBSCL Ông chủ của nó nhờ đó đã trở thành tỷ phú không chỉ ở Miền Tây mà còn nổi tiếng ở Campuchia khi vừa lập một trang trại “khủng” ở đất chùa Tháp.

Như Dân Việt đã phản ánh, ông Nguyễn Hoàng Dũng- Giám đốc Nghiên cứu và phát triển, Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM đã đề xuất gói 100.000 tỷ đồng hỗ trợ nông nghiệp. Nhiều chuyên gia, người dân đã bày tỏ sự đồng tình với việc cần lập gói hỗ trợ này.

Trong khi các mặt hàng nông sản khác đang khó tìm đầu ra, thì sản phẩm chuối thời điểm này lại đang thiếu hàng để xuất khẩu. Nguyên nhân là do sản phẩm chuối của nước ta không đáp ứng được về mặt kích cỡ, độ đồng đều trên từng sản phẩm… theo yêu cầu của đối tác.

Lũ thấp bất thường không chỉ khiến người nông dân thất thu mà các làng nghề cũng rơi vào tình trạng ế ẩm vì không tiêu thụ được sản phẩm... Rốn cá miền Tây giờ phải nhập ngược cá từ phía bên kia biên giới về để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ...