Áp Dụng Cơ Giới Hoá Khâu Thu Hoạch Lúa

Đầu năm 2010 được sự hỗ trợ của Trung Tâm Khuyến nông – Khuyến Ngư tỉnh Hậu Giang xây dựng mô hình máy gặt đập liên hợp (GĐLH), Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư Long Mỹ triển khai thực hiện bước đầu mang lại kết quả khả quan và được bà con nông dân nhiệt tình ủng hộ.
Trong điều kiện xuống giống tập trung, né rầy, nên khi vào vụ thu hoạch công lao động không thể đáp ứng để thu hoạch lúa trên địa bàn huyện. Nên hiện nay ngoài máy do chương trình hỗ trợ, nông dân đã tự đầu tư mua thêm 04 máy để phục vụ trên địa bàn huyện. Được biết nếu thuê máy GĐLH nông dân được hưởng lợi nhuận rất cao, vì thu hoạch bằng máy tỉ lệ hao hụt rất thấp (1%), máy còn thao tác cả khâu rải rơm, thu hoạch được lúa đỗ ngã giúp nông dân giảm chi phí thuê mướn công lao động, phẩm chất gạo sau thu hoạch được đảm bảo.
Chiết tính lợi nhuận giữa thuê mướn cắt bằng tay và bằng máy GĐLH:
Chi phí cắt, suốt, rải rơm,...:
Nếu thuê nhân công: 4.000.000 đồng/ha
Nếu thuê máy: 3.000.000 đồng/ha
Chênh lệch: 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, thu hoạch thủ công hao hụt nhiều hơn thu hoạch bằng máy khoảng 3 %.
Diện tích lúa Đông – Xuân năm 2010 – 2011 của huyện là 25.000.000 ha có hơn 70% diện tích áp dụng thu hoạch bằng máy GĐLH, ước tính nông dân tiết kiệm được khoảng 17.500.000.000 đ/vụ.
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có trên 20 máy GĐLH hoạt động (máy của các tỉnh khác mang đến) các máy hoạt động liên tục, theo điều tra trên 90% nông dân có nhu cầu thu hoạch bằng máy. Nông dân các xã, huyện lân cận tìm đến để thuê máy thu hoạch lúa, nhưng vẫn không đáp ứng kịp.
Từ những ưu điểm hoạt động của máy GĐLH nên đa số bà con nông dân đã mạnh dạng thuê mướn máy thu hoạch lúa, cho thấy mô hình này là một hướng đi đúng, giải quyết được vấn đề khan hiếm công lao động, đáp ứng mục tiêu áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp nông thôn.
Related news

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.

Năm 2013, huyện Can Lộc đã huy động 125 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng NTM; xây dựng được 33 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả (11 mô hình dự kiến có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm).

Với địa hình miền núi, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) có lợi thế để phát triển kinh tế vườn đồi kết hợp. Đây là mô hình triển vọng và phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, nên mang lại lợi ích lớn.