Giá Tôm Chân Trắng Ở Bạc Liêu Giảm Mạnh

Hàng ngàn hộ nuôi tôm chân trắng ở Bạc Liêu đang lao đao vì tôm chân trắng đã đến ngày thu hoạch nhưng giá bán đang giảm mạnh, chỉ còn 80.000 đồng/kg, giảm từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg so với tháng trước đó.
Với mức giá này, người nuôi tôm đang bị lỗ nặng nề; trong khi đó, lại có ít người mua nên người nuôi không dám thu hoạch dù chi phí thức ăn cho tôm hàng ngày hết từ 7 - 9 triệu đồng/ha.
Trước đó, do bất chấp các khuyến cáo của các nhà chuyên môn, người nuôi tôm ở nhiều vùng trong tỉnh Bạc Liêu đã ồ ạt thả nuôi tôm chân trắng, diện tích đã trên 9.000 ha, trong khi quy hoạch chỉ thả nuôi ở vùng có điều kiện khoảng 200 ha. Điều đáng lo ngại là tôm chân trắng đã được thả nuôi ở vùng phía Bắc, vùng chỉ thả nuôi tôm sú, gây nên sự xáo trộn về môi trường cho cả vùng ngọt phía Bắc.
Trong lúc tôm chân trắng giảm giá thảm hại, thì tôm sú vẫn duy trì ở mức giá cao, từ 270.000 - 300.000 đồng/kg (loại 30 con/kg) và sức tiêu thụ rất cao.
Trong khi các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu trên địa bàn hầu như không mua tôm chân trắng để chế biến, chỉ có thương lái ''lạ'' mua loại tôm chân trắng này, và việc mua bán cũng thất thường nên người sản xuất gánh hậu quả. Tình trạng nuôi ồ ạt tôm chân trắng, bỏ tôm sú đã dẫn đến hậu quả nặng nề cho người nuôi.
Trong tuần cuối tháng 4/2014, sản lượng tôm sú thu hoạch đạt gần 2.000 tấn, có 7/33 nhà máy chế biến đã mua gần 900 tấn đưa vào chế biến xuất khẩu, số lượng còn lại cũng được tiêu thụ hết với giá cao.
Cơ quan quản lý đang khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng sau khi thu hoạch xong tôm, cần cải tạo lại vuông tôm, phơi đáy ao thật kỷ và thả nuôi lại bằng tôm sú để tránh bị thiệt hại như đã qua.
Related news

Chúng tôi về phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm) khi nơi đây vừa diễn ra Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động của Liên minh trồng táo Văn Hải do Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh tổ chức.

Vụ Hè Thu, thời tiết thường có nhiều bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều). Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại, rủi ro trên cây trồng do thời tiết gây ra, nông dân cần chú ý và có những biện pháp kĩ thuật tác động sao cho phù hợp và hiệu quả trong tất cả các khâu của mùa vụ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, 63 tuổi ở xã Hộ Hải, (huyện Ninh Hải) áp dụng thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên 3,5 sào đìa của gia đình.

Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM) đã hoàn thành nghiên cứu về ứng dụng công nghệ Biofloc, với ưu thế giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí thức ăn cho người nuôi tôm.

Cuối năm 2010, anh Hồ Văn Hương đầu tư 1,5 tỷ đồng thành lập vườn ươm Đoàn Kết ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải.