Đóng Tàu Cá Vỏ Sắt Cho Ngư Dân
Dù đã được dự tính trong một thời gian khá dài, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên đến thời điểm này, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi mới thực hiện được ý tưởng đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn ra khơi xa, với tổng số tiền đầu tư dự tính khoảng 12 tỉ đồng.
Ý tưởng
Ông Phùng Đình Toàn, đại diện Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi tâm sự: Không phải đến bây giờ, mà ý định đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân ra khơi đã được lãnh đạo của quỹ ấp ủ từ lâu.
Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu là do nguồn kinh phí của quỹ trong những ngày đầu thành lập chưa nhiều, cho nên chưa thể thực hiện được. Nói về quyết định này, ông Toàn bày tỏ: Lâu nay cùng với vốn tự bỏ ra, từ các chủ trương chính sách và hỗ trợ của các cấp, ngành của tỉnh, trung ương; ngư dân Quảng Ngãi đã cải hoán, đóng mới phương tiện công suất lớn từ 300-700 CV, mua sắm thiết bị hiện đại như máy dò cá sóng ngang, sóng dọc, định vị... để ra khơi.
Nhờ vậy lợi nhuận trong những chuyến đánh bắt đã được nâng cao. Theo thống kê Quảng Ngãi hiện có 5.460 tàu đánh cá, tổng công suất trên 840.000 CV, công suất trung bình 164 CV/ chiếc.
Trong đó số tàu đánh bắt xa bờ, công suất từ 90 CV trở lên khoảng 2.400 chiếc. Tuy nhiên đại đa số tàu cá của ngư dân có vỏ bằng gỗ, cho nên gặp một số hạn chế, điểm yếu; nhất là khi gặp gió bão, tàu lạ uy hiếp và rượt đuổi.
Vì vậy ngoài từng bước góp phần hiện đại hóa phương tiện đánh bắt, việc Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi đầu tư đóng tàu cá vỏ thép, với trang bị đầy đủ các thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, la bàn, radar, thiết bị định vị toàn cầu GPS, hệ thống máy dò cá và hầm bảo quản thủy sản… sẽ giúp cho ngư dân khai thác hiệu quả hơn khi vươn ra đánh bắt tại các vùng biển xa, đặc biệt là Hoàng Sa.
"Sau 3 năm thành lập đến nay, "Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi" đã huy động và nhận được sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh được tổng số tiền trên 30 tỷ đồng. Qua đó quỹ đã tiến hành hỗ trợ cho các trường hợp ngư dân và chủ tàu bị nạn trên biển; cho mượn với lãi suất ưu đã để đóng mới phương tiện tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng"
Đã được thực hiện
Theo đó trước mắt, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi sẽ đóng 2 tàu cá vỏ thép, có công suất khoảng 700 CV/chiếc, với tổng kinh phí khoảng 12 tỷ đồng/2 chiếc để chuyển giao cho ngư dân.
Tàu đóng xong sẽ giao cho đối tượng ngư dân nào, mức tiền nộp lại khi được sử dụng tàu hàng tháng, năm để tái phát triển quỹ là bao nhiêu... đang được lãnh đạo quỹ bàn tính để đưa ra tiêu chí, hạn mức cụ thể để phù hợp và có lợi cho ngư dân nhất.
Tuy nhiên tiêu chí đầu tiên là giao cho những ngư dân tham gia đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, ông Toàn cho biết. Riêng về thời gian khởi đóng hiện tuy chưa được ấn định cụ thể, thế nhưng chắc chắn sẽ triển khai trong thời gian sớm nhất. Còn đơn vị được chọn đóng thì dự kiến là Nhà máy đóng tàu Nha Trang-Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Được biết, trước đó SBIC đã đầu tư tổng số tiền khoảng 6,5 tỉ đồng để đóng, hạ thủy tàu đánh cá bằng vỏ sắt đầu tiên mang tên Hoàng Anh 01 và bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi là anh Mai Thành Văn, ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn. Chiếc tàu này có chiều dài 25,2m, rộng 7,5m, cao 3,6m, công suất trên 900 CV, với tổng trọng tải khoảng 120 tấn.
Tàu có 6 khoang chứa cá, 2 khoang chứa thiết bị, ngư cụ, 1 khoang chứa thực phẩm, thức ăn phục vụ trên tàu, 1 hầm khoang máy, với 2 két chứa dầu là 18m3 và két chứa 18m3 nước ngọt. Theo đó trong vòng thời gian từ 5-7 năm, ngư dân Thành sẽ trả lại vốn cho SBIC.
Related news
Ông Võ Minh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - NHNN) cho biết, triển khai chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 14/NQ-CP, đối với lĩnh vực cá tra, NHNN đã phê duyệt cho 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Hùng Cá và Công ty TNHH SX-TM-DV Thuận An thực hiện 02 dự án liên kết sản xuất và xuất khẩu cá tra được tham gia chương trình. Việc thí điểm cho vay theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và xuất khẩu cá tra đã mang lại những kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Nhằm mục tiêu cải thiện công tác quản lý nghề cá ven bờ theo hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam, tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc quản lý bền vững các nguồn lợi, thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong NTTS bền vững; và thực hiện các quy trình thực hành tốt vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ. Mô hình trình diễn đa dạng hóa của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD), nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản để người nuôi có thể chọn lựa sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 30/8, hơn 60 cán bộ, nhân viên VNPT Phú Yên diễu hành trên các tuyến phố ở TP Tuy Hòa, huyện Tây Hòa để tuyên truyền triển khai gói cước Zone 500 đồng hành cùng ngư dân bám biển. Chương trình này VNPT Phú Yên sẽ lần lượt tổ chức đi diễu hành tuyên truyền tại các địa phương còn lại
8 tháng của năm 2015, 81 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm của 13 doanh nghiệp và 68 hộ dân đã được cấp mã số, với 646 ao, tổng diện tích nuôi 603,21 héc-ta.