Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến - Tạo Nguồn Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến - Tạo Nguồn Nguyên Liệu Cho Xuất Khẩu
Publish date: Thursday. June 21st, 2012

Không đòi hỏi quy trình kỹ thuật phức tạp, không cần quá nhiều vốn và diện tích, rủi ro thấp là những ưu điểm của nuôi tôm quảng canh cải tiến. Sau một thời gian áp dụng thành công, đây là mô hình đang được chú ý nhân rộng.

Trong cuộc họp đánh giá tình hình kinh tế, xã hội 5 tháng đầu năm vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Phạm Thành Tươi chỉ đạo, phấn đấu đạt diện tích 100.000 ha tôm nuôi quảng canh cải tiến vào năm 2020.

Hiện nay, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đang tăng nhanh. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có khoảng 19.750 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến với năng suất bình quân từ 500 - 700 kg/ha/vụ nuôi.

Không khó để nhân rộng

Nếu phát triển được diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến đạt 100.000 ha theo kế hoạch thì bài toán về nguyên liệu cho xuất khẩu sẽ được giải.

Là một trong những nông dân khá thành công trong việc áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, ông Mai Văn Cửu, ấp Hiệp Thành, xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, bộc bạch: “Không chỉ đạt năng suất 500 - 700 kg/ha/vụ, nếu chăm sóc kỹ có thể lên trên 1 tấn/ha/vụ.

Thật sự nuôi quảng canh cải tiến không khó hơn nhiều so với nuôi quảng canh truyền thống”. Đó cũng là khẳng định của ông Võ Thanh Hòa, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng và nhiều lão nông ở các xã nuôi tôm quảng canh cải tiến thành công trên địa bàn huyện Phú Tân.

Ông Võ Thanh Hòa tiết lộ, nuôi tôm quảng canh cải tiến không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật như nuôi tôm công nghiệp. Có chăng là quản lý nguồn nước và sử dụng chế phẩm sinh học, cho ăn đúng theo hướng dẫn.

Mô hình này không đòi hỏi vốn lớn nên phần lớn nông dân đều có thể áp dụng. Đây là hình thức nuôi tôm với mật độ cao hơn nuôi quảng canh bình thường. Trong quá trình nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học và bổ sung thức ăn cho tôm nuôi.

Ông Nguyễn Lữ Hiền, ấp Đất Sét, xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, chia sẻ, với 7.000 m2 đất nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao. Sau hơn 4 tháng nuôi, trừ hết chi phí, gia đình thu lãi trên 80 triệu đồng. Nuôi tôm quảng canh cải tiến không khó, chỉ cần xây dựng đầm nuôi đúng kỹ thuật, có ao lắng nước, sử dụng chế phẩm sinh học và cho ăn đúng thời điểm.

Thời gian qua, nuôi tôm quảng canh cải tiến được huyện Phú Tân đẩy mạnh nhân rộng. Trong 25 điểm triển khai, mô hình đều cho kết quả khả quan với năng suất bình quân đạt trên 500 kg/ha/vụ nuôi.

Ông Võ Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, cho biết, bên cạnh việc khích lệ các hộ dân có đủ điều kiện về kinh tế cũng như khoa học - kỹ thuật đầu tư nuôi tôm công nghiệp thì huyện còn ưu tiên phát triển, nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Hiện nay, hình thức nuôi này đang phát triển nhanh và hứa hẹn mang lại nhiều thành công cho người dân.

Bước đệm cho tôm công nghiệp

Với tiềm lực kinh tế cũng như sự hiểu biết về khoa học - kỹ thuật hiện nay của nông dân, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến có thể xem là bước đệm cho mục tiêu phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp vào năm 2015.

Bởi lẽ, qua quá trình nuôi tôm quảng canh cải tiến, từng bước sẽ trang bị thêm kiến thức, sự am hiểu về khoa học - kỹ thuật cho người nông dân. Đây là mô hình giúp nông dân tích lũy về vốn và kỹ thuật khi bắt tay vào nuôi tôm công nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Tươi chỉ đạo, các địa phương cần nhanh chóng nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trong nhân dân. Từng bước thay thế hình thức nuôi quảng canh truyền thống, phấn đấu đạt diện tích 100.000 ha vào năm 2020. Song song đó, khuyến khích những hộ có đủ điều kiện phát triển nuôi tôm công nghiệp.

Hiện nay, tổng sản lượng tôm nuôi bình quân của tỉnh tuy có tăng hằng năm nhưng không đáng kể, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà máy trên địa bàn. Nếu đạt được diện tích 100.000 ha thì chỉ riêng sản lượng tôm nuôi từ mô hình quảng canh cải tiến có thể đạt đến con số 50.000 tấn so với khoảng 115.500 tấn tổng sản lượng tôm nuôi.

Như vậy, với sản lượng trên cùng nhiều hình thức nuôi trồng và khai thác khác, cơ bản đáp ứng đủ công suất của các nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn.

Trên cơ sở hiệu quả mang lại của nuôi tôm quảng canh cải tiến, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Tranh nhận định, trong thời gian tới, sở tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân.

Đồng thời, kết hợp với các ngành có liên quan tiếp tục nhân rộng mô hình, cũng như tăng cường công tác quản lý dịch bệnh và nguồn tôm giống trong và ngoài tỉnh. Tạo điều kiện giúp người dân nắm vững khoa học - kỹ thuật, từng bước tiếp cận với loại hình cho năng suất cao là tôm công nghiệp.

Related news

Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình) Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thả Đồng Ở Xã Kim Bình (Hòa Bình)

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Friday. January 16th, 2015
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Trại Bò Giống Lai Chất Lượng Cao

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

Friday. January 16th, 2015
Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01 Trở Ngại Từ Việc Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Balasa N01

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.

Friday. January 16th, 2015
Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP Ninh Thuận Nuôi Tôm Công Nghiệp Không Sử Dụng Kháng Sinh, Hóa Chất Theo VietGAP

Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.

Friday. January 16th, 2015
U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng

Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, giá cá bổi hiện đang xuống thấp so với năm trước. Vì vậy, nhân rộng mô hình nuôi phải có giải pháp về đầu ra ổn định, cũng như có chính sách hỗ trợ vốn. Hướng đi này không chỉ tạo ra nguồn thu nhập kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn khôi phục nguồn lợi cá đồng.

Friday. January 16th, 2015