Nuôi Cá Lồng Bè Giúp Bà Con Thoát Nghèo

Đến Chi hội Tân An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) hỏi gia đình ông Trần Văn Nữa, ai cũng biết mô hình nuôi cá lồng bè của ông.
Năm 2005, ông Nữa quyết định vay 50 triệu đồng từ Chương trình vốn vay hỗ trợ việc làm cho ND của Hội ND và bắt đầu chuyển qua nuôi trồng thuỷ sản. Ông cho biết, trước đây ông làm nghề mành điện cho các hộ dân đi biển. Tình cờ một lần ông thấy một hộ dân nuôi cá trong lồng vừa đơn giản mà lại đạt hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định đầu tư vào mô hình này.
Ông Nữa cho hay, các loại cá hồng, cá mú, bớp... bán rất chạy, nhất là vào những dịp lễ, tết. Đến nay, tận dụng diện tích tại vịnh Mân Quang được thành phố cho phép, ông nuôi 12 lồng với tổng diện tích 125 m2, mỗi năm thả từ 1.000 - 3.000 con cá các loại…
“Nuôi cá lồng bè không khó, chủ yếu là tránh nuôi ở nguồn nước nhiễm độc để cá không chết" - ông Nữa chia sẻ. Giờ đây, ông Nữa luôn có cá bán quanh năm. Đầu ra của cá ổn định là các nhà hàng trên địa bàn thành phố. Ông Nữa cho biết: "Mỗi năm xuất 2 vụ cá, mỗi vụ tôi thu trên 60 triệu đồng".
Từ khi nuôi cá, gia đình ông Nữa không những thoát nghèo, mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với thu nhập 2,5 triệu đồng/người/tháng.
"Từ mô hình nuôi cá lồng bè của ông Nữa, đã có nhiều nông dân trong phường đến học tập kinh nghiệm. Trong số này không ít hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống" - ông Lê Ngọc Châu - Chủ tịch Hội ND phường Mân Thái cho biết.
Related news

Không chỉ tập trung kiểm tra cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn phải tăng cường kiểm tra việc sử dụng thức ăn đầu vào của các cơ sở chăn nuôi. Ý thức của người chăn nuôi mới là quan trọng.

Chăn nuôi gia cầm hiện nay đang phát triển nhanh và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, đa phần là phương thức chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ thiếu tập trung, do đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang là một xã thuần nông có 1.435 hộ dân với 5.789 nhân khẩu đang sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông và làm thuê. Thời gian gần đây, phong trào chăn nuôi đặc biệt là nuôi bò vỗ béo đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành nghề chính trong phát triển kinh tế hộ gia đình của nông dân Vĩnh Lợi.

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi là xu thế tất yếu đáp ứng nhu cầu thị trường và giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuỗi liên kết đã gặp không ít khó khăn như việc xây dựng nhãn hiệu thương hiệu cho sản phẩm...

Bằng sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, mở lối đi riêng, anh Nguyễn Văn Vượng, ở tổ dân phố 3, phường Nghĩa Trung (Gia Nghĩa - Đắk Nông) đã bước đầu thành công, có thu nhập cao từ việc nuôi… vịt trời.