Bán Đất Cho Dân, Ôm Tiền Tỷ Rồi... Lặn

Năm 1998, hàng chục hộ dân khắp nơi biết thông tin Công ty TNHH TM-DV Vĩnh Thành (gọi tắt Công ty Vĩnh Thành, số 130/C89 Phạm Văn Hai, P2, Q. Tân Bình, TPHCM) triển khai kinh doanh dự án khu dân cư Vĩnh Thành rộng 6.701m2 (thuộc phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TPHCM), họ đã bán nhà bán cửa, gom góp, vay mượn tiền để đổ về mua nền đất, cất nhà nhằm ổn định cuộc sống mới. Tuy nhiên, suốt 14 năm qua, toàn bộ khu dân cư này đều bị “treo” giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và nhà ở do sai phạm của Công ty Vĩnh Thành và sự chậm trễ của cơ quan chức năng.
Nhiều nạn nhân như chị Hoa, anh Hán, anh Khang, chị Chi, chị Phương… mua đất tại đây cho biết, sở dĩ họ an tâm bỏ gần 40 cây vàng để mua mỗi nền đất vì dự án đã được quy hoạch bài bản như: Bản đồ số 10090/GĐ-ĐCNĐ tỉ lệ 1/2.000 và 1/500 do Sở Địa chính – Nhà đất TPHCM (nay là Sở Tài nguyên – Môi trường) duyệt ngày 28/8/1999; Phương án quy hoạch chi tiết phân lô nhóm nhà ở tại công văn số 8606/KTST-QH, ngày 17/7/1999 của Kiến trúc sư trưởng TPHCM thỏa thuận phê duyệt... Khi đến đây, họ được hai đối tượng có tên là Sáu Đảo và Bảy Quang đứng ra trực tiếp giao dịch và thu tiền, sau đó được ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Công ty Vĩnh Thành ký xuất hóa đơn đỏ bán đất nên hoàn toàn yên tâm, đợi vài tháng sau sẽ được cấp sổ đỏ. Điều người dân không ngờ là sau khi ôm một đống tiền, 3 đối tượng này đã bỏ mặc 62 hộ dân suốt 14 năm nay khi không hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng (đường giao thông, công viên…) và không hoàn tất được thủ tục cấp sổ đỏ cho dân.
Cay đắng hơn, sau khi 50% diện tích đất khu dân cư này được người dân cất nhà thì chính quyền địa phương ra quyết định: Cấm xây vì đất chưa đủ giấy tờ. Điều này đồng nghĩa có khoảng 30 hộ dân lỡ bán nhà, bán cửa, vay nợ khắp nơi để mua đất tại đây giờ không còn chốn nương thân. Nhiều hộ gia đình đã phải ăn nhờ, ở đậu người thân cả chục năm nay vì miếng đất cắm dùi trị giá cả tỷ đồng của mình (diện tích 4mx16m) phải để cho cỏ dại mọc um tùm.
LỪA ĐẢO VẪN NHỞN NHƠ!
Theo điều tra của NNVN, nguồn gốc khu đất của 62 hộ dân rộng 6.701m2, trước đây thuộc quyền quản lý của tập thể Công đoàn Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Mỹ Châu (nay là Công ty Cổ phần in bao bì Mỹ Châu) thuộc phường 20, Q. Tân Bình nay đổi thành phường Tân Thới Hòa, Tân Phú. Năm 1998, khi có quyết định cổ phần hóa, tập thể Công đoàn Công ty Mỹ Châu mới chuyển nhượng quyền quản lý và sử dụng cho Công ty Vĩnh Thành (theo Hợp đồng số 43/MC/HĐ, ngày 4/8/1998). Tiếp đó (năm 1999), theo đúng luật trước khi bán, Công ty Vĩnh Thành phải gửi hồ sơ đến Sở Địa chính - Nhà đất TPHCM xin giao đất để đầu tư xây dựng hạ tầng khu nhà ở kinh doanh. Nhưng thay vì phải làm thủ tục đầy đủ, Công ty Vĩnh Thành đã vội vàng san lấp mặt bằng, quy hoạch, phân lô rồi khẩn trương bán nền. Để nhanh chóng bán hết 62 lô đất trong thời gian ngắn, Công ty Vĩnh Thành đã đưa 62 hộ dân vào tròng để họ tin rằng đã có đầy đủ hồ sơ giấy tờ, sổ đỏ sẽ có ngay khi tiền trao cháo múc.
Sau khi “ôm” một đống tiền của dân, Công ty Vĩnh Thành đã bị Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM “tuýt còi”, đồng thời gửi văn bản cho Bộ Tài chính xin ý kiến về việc Công ty Vĩnh Thành xin giao đất (Công văn số 9688/ĐCNĐ-GTĐ, ngày 5/8/2002) với lý do: “Không thấy đề cập vấn đề giá và phương thức chuyển nhượng khu đất giữa Mỹ Châu và Vĩnh Thành”.
Sau đó, tại Công văn số 11476/TC-QLCS (ngày 11/10/2004) Bộ Tài chính trả lời: “Việc Công ty Vĩnh Thành nhận chuyển nhượng theo hình thức bồi thường tiền hoa màu và chi phí cải tạo mặt bằng để nhận quyền quản lý và sử dụng đất từ Công ty Mỹ Châu mà chưa nộp tiền sử dụng đất thì nay phải nộp cho toàn bộ diện tích đất được phép chuyển mục đích sử dụng để xây dựng nhà ở”. Từ nội dung Công văn trả lời của Bộ Tài chính mới lòi thêm việc: Suốt nhiều năm qua, Công ty Vĩnh Thành chưa hoàn tất các thủ tục để đóng tiền sử dụng đất đúng theo quy định pháp luật (!).
Related news

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.

Cùng với nhiều sản vật đặc trưng khác, cam sành Hà Giang đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, góp phần không nhỏ trong việc tạo thu nhập cho người dân. Theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015 diện tích cây cam, quýt toàn tỉnh đạt 5.000 ha.

Trồng rau vụ Đông không còn là khái niệm mới ở xã Sảng Tủng, theo cán bộ khuyến nông xã, Hầu Mí Co cho biết: Qua mấy năm trồng rau vụ Đông cho thu nhập khá, bà con trong xã đã nhận thức được giá trị của cây rau vụ Đông nên ngày càng nhiều hộ tham gia trồng rau.

Để hoàn thành kế hoạch của tỉnh là cuối năm nay có 6 xã được công nhận nông thôn mới (NTM), hiện Đảng bộ, chính quyền và người dân của các xã này đang đẩy mạnh thực hiện các công việc còn lại, qua đây tạo phong trào thi đua sôi nổi trước khi về đích NTM ở các địa phương.