Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm

Nâng cao chất lượng mãng cầu Xiêm
Publish date: Tuesday. August 18th, 2015

Mới đây, ngày 30/7/2015, Tổ hợp tác (THT) Kinh tế mãng cầu Xiêm xã Tân Phú đã được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên diện tích gần 13,2 ha/25 hộ.

Khoảng nửa tháng qua, nông dân trồng mãng cầu Xiêm ở huyện Tân Phú Đông rất phấn khởi do giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh. Hiện nay, thương lái tới vườn mua mãng cầu Xiêm của nông dân với giá 35.000 - 38.000 đồng/kg tùy theo chất lượng trái, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với tháng trước. Nguyên nhân giá mãng cầu tăng mạnh trong những ngày gần đây là do các vườn mãng cầu Xiêm của huyện đang vào cuối vụ, nhà vườn đang tiến hành xử lý cây, để chuẩn bị trái cho vụ Tết Nguyên đán năm 2016, vì vậy sản lượng trái cung cấp cho thị trường không nhiều.

Ông Trần Văn Hoanh, nông dân trồng mãng cầu Xiêm ở xã Tân Phú cho biết, trước đây, gia đình tôi có 5 công đất trồng lúa ở vùng đất phèn mặn này, nhưng hiệu quả thấp, nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2009, thấy bà con xung quanh chuyển từ đất ruộng sang chuyên canh trồng mãng cầu Xiêm nên tôi cũng mạnh dạn làm theo. Sau hơn 1,5 năm tự học hỏi, rút kinh nghiệm, lứa mãng cầu Xiêm đầu tiên của tôi bắt đầu cho trái vụ đầu tiên. Thời điểm đó, mãng cầu được các đại lý mua giá 15.000 - 25.000 đồng/kg, vụ mãng cầu đầu tiên tôi thu hoạch được 6 tấn trái, thu nhập gần 100 triệu đồng. Các vụ sau, năng suất mãng cầu Xiêm càng cao hơn, bình quân khoảng 17 - 20 tấn/ha, tính ra lợi nhuận từ trồng mãng cầu Xiêm mỗi năm đạt gần 200 triệu đồng/ha.

Theo nhiều nông dân trồng mãng cầu Xiêm, Tân Phú Đông là huyện cù lao ven biển của tỉnh với đặc điểm phèn mặn, nên việc canh tác lúa, hoa màu không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cây mãng cầu Xiêm lại thích hợp với thổ nhưỡng của vùng đất này và sớm trở thành cây trồng chủ lực của người dân nơi đây, lợi nhuận thu được từ 01 ha mãng cầu Xiêm từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Mãng cầu Xiêm là loại cây trồng "không ưa" nước, nhưng địa phương này có địa hình thấp, thường xuyên ngập nước, cây rất dễ chết. Để khắc phục tình trạng này, người trồng mãng cầu Xiêm đã ghép mắt mãng cầu với gốc bình bát (một loại cây sống lâu, chịu được nước mặn), nên cây mãng cầu ghép phát triển rất tốt, chất lượng trái cao.

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thạnh, cho biết, Tân Thạnh là xã có diện tích trồng mãng cầu Xiêm lớn trong huyện, lợi nhuận thu được từ 100 - 200 triệu đồng/1ha, toàn xã đã có hơn 20 hộ thoát nghèo bền vững. Hiện nay, nhiều người dân trong xã đã chuyển từ lúa, dừa sang trồng mãng cầu Xiêm.

Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh trên người, cây trồng và vật nuôi huyện Tân Phú Đông cho biết, những tháng đầu năm do ảnh hưởng của triều cường giáp Tết Nguyên đán, một số diện tích mãng cầu Xiêm các xã Tân Thới, Tân Phú bị ngập sâu, cây sinh trưởng, phát triển kém. Diện tích mãng cầu Xiêm nhiễm sâu bệnh là 171 ha, chủ yếu là nhóm côn trùng chích hút như: Rệp sáp, rệp sáp bông và rầy xanh do nắng kéo dài không đủ nguồn nước để phun thuốc trừ dịch hại. Trong 6 tháng đầu năm 2015, mãng cầu Xiêm bị bệnh chết cành trên diện tích là 6,2 ha gồm các xã Tân Phú (01 ha) và Tân Thạnh (5,2 ha), do nông dân xử lý trái chín và lấy trái quá nhiều vào mùa nắng làm cây suy kiệt. Hiện tượng trái chín non thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, gây ảnh hưởng đến năng suất cây mãng cầu Xiêm. Ngoài ra, bệnh vàng lá thối rễ cũng xuất hiện rải rác trên các vườn mãng cầu Xiêm.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, cách đây hơn 10 năm, mãng cầu Xiêm đã bắt đầu phát triển trên vùng đất này trên diện tích canh tác lúa kém hiệu quả. Đến nay, toàn huyện đã có gần 650 ha mãng cầu được trồng tập trung ở các xã Tân Thạnh, Tân Phú và Tân Thới. Đây là địa phương có vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm lớn nhất khu vực ven biển Nam bộ. Mỗi năm, cây mãng cầu Xiêm cho 2 vụ trái, thu hoạch rộ nhất vào đầu mùa mưa và giáp Tết. Thời gian qua, nhiều nhà vườn dùng phương pháp thụ phấn thủ công cho mãng cầu Xiêm ra trái vụ nghịch mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Related news

Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Thursday. August 1st, 2013
Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Tôm

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. August 17th, 2013
Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu Thêm Vốn Cho Nông Dân Làm Giàu

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Saturday. August 17th, 2013
Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó Chăn Nuôi Vĩnh Phúc Gặp Khó

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.

Sunday. June 16th, 2013
Sống Khỏe Nhờ Nuôi Đặc Sản Sống Khỏe Nhờ Nuôi Đặc Sản

Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.

Monday. August 19th, 2013