Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triệu phú sầu riêng

Triệu phú sầu riêng
Publish date: Saturday. May 2nd, 2015

Với 2 mẫu vườn sầu riêng xanh tốt là tài sản mơ ước đối với nhiều người và là kết quả quá trình cần cù lao động của gia đình ông Đây. Lập nghiệp với 5 công đất ruộng cha mẹ cho lúc ra riêng, vợ chồng ông cần mẫn lao động để có thêm thu nhập. Những ngày đầu khởi nghiệp, như những nông dân khác trong vùng, ông vất vả với nghề trồng lúa nhưng thu nhập không cao do cỏ dại nhiều, cây lúa kém phát triển. Vợ chồng ông phải luân canh cây màu và tích lũy để có điều kiện mở rộng diện tích đất canh tác.

Từ năm 1990, đa số nông dân xã Ngũ Hiệp chuyển đất ruộng sang chuyên canh sầu riêng, ông Đây cũng lên mô trồng sầu riêng khổ qua xanh. Thời gian đầu để lấy ngắn nuôi dài, diện tích còn lại ông vẫn sạ lúa, trồng rẫy. Muốn cây lành cho trái ngọt không phải dễ dàng khi ông chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyển đổi cây trồng. Sau khi chuyển sang chuyên canh sầu riêng là những ngày ông đi hết vườn này đến vườn khác học hỏi và đúc kết kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó, sau thời gian cho thu nhập ổn định, sầu riêng khổ qua xanh không còn được thị trường ưa chuộng, năm 2005, ông Đây cải tạo lại vườn, chuyên canh giống sầu riêng Ri6 và Mongthong. Hơn 20 năm gắn bó với nhiều bước thăng trầm loại cây trồng đặc sản này, ông Đây nhận thấy, cây sầu riêng giúp nông dân làm giàu nhanh chóng nhưng không phải ai cũng thành công.

Theo kinh nghiệm của ông, để sầu riêng cho năng suất và trái chất lượng cao, phải biết áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Sau khi thu hoạch, phải chọn lọc, cắt tỉa những cành ốm yếu, bón phân, tưới nước đúng lúc, đúng liều lượng để dưỡng cây trước khi xử lý ra hoa. Muốn có trái to tròn, không bị lép, khi cây ra hoa, nở nhụy, ông tiến hành thụ phấn bổ sung. Nếu phát hiện cây có dấu hiệu của mầm bệnh, phải theo dõi chặt chẽ để kịp thời xử lý, nhằm kéo dài tuổi thọ của cây.

Xử lý nghịch vụ để "đón giá" là biện pháp tránh rủi ro trong tiêu thụ nhưng nhà vườn không nên vội vàng để tránh suy cây. Vững kỹ thuật chăm sóc, mức thu nhập của ông Đây tăng theo từng năm. Hiện nay 70% diện tích vườn của ông đang bước vào giai đoạn cho trái ổn định, trung bình mỗi năm ông thu hoạch trên 30 tấn trái, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng. Vụ này, ông dành nửa diện tích để xử lý nghịch vụ, diện tích còn lại vẫn để cây cho trái vụ thuận, đảm bảo về thị trường tiêu thụ.

Kinh tế gia đình ổn định là điều kiện để ông Đây đóng góp cho xã hội. Năm 2012, ông tự nguyện hiến 700m2 đất để xây dựng điểm Trường Mẫu giáo Ngũ Hiệp ở ấp Long Quới, tạo điều kiện học hành thuận lợi cho các cháu nhỏ. Từng có bước khởi đầu khó khăn khi chuyển đổi giống cây trồng, ông luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm với những nông dân khác để cùng phát huy lợi thế kinh tế của cây sầu riêng trên vùng đất cù lao.


Related news

Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Wednesday. September 24th, 2014
Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Wednesday. September 24th, 2014
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Wednesday. September 24th, 2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Wednesday. September 24th, 2014
Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Wednesday. September 24th, 2014