Ứng dụng công nghệ CAS cho thanh long?

CAS (Cells Alive System) là công nghệ đông nhanh, hay còn gọi là “đông lạnh tươi”. Đây là công nghệ lạnh đông nhanh, kết hợp với giao động từ trường làm cho nước không đóng băng thành khối, giữ nguyên các hợp chất sống và cấu trúc mô tế bào như ban đầu, hương vị, màu sắc, chất lượng… CAS cho phép bảo quản nông thủy sản tươi sống trong thời gian 1 - 2 năm, thậm chí nhiều năm tùy theo mục tiêu sử dụng sản phẩm.
Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng sau gần 2 năm nghiên cứu và ứng dụng CAS để bảo quản tôm sú, cá ngừ, vải thiều cho thấy: Sản phẩm sau khi đông lạnh cho màu sắc, hương vị và chất lượng đạt 95% so với lúc tươi.
Hiện nay, viện đang ứng dụng công nghệ CAS bảo quản trái cây (thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, dứa, cam,…), các thủy hải sản (tôm hùm, cua, hàu, mực, cá hồi…). Thanh long là trái cây của Bình Thuận và vùng Đông Nam bộ, việc ứng dụng CAS sẽ tạo ra cơ hội bảo quản và tiêu thụ thanh long tốt hơn.
CAS chỉ sử dụng chế độ đông lạnh nhanh và từ trường, không sử dụng bất cứ hóa chất nào, cho nên không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
CAS được công nhận ở 24 quốc gia trên thế giới và hiện có 9 nước (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam) áp dụng CAS để bảo quản nông sản, thực phẩm.
Related news

Do sản lượng tăng mạnh, đầu ra không ổn định nên dịp này người trồng rau ở Bắc Giang lỗ nặng. Một số hộ đã phá bỏ hoặc tận dụng rau làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Sau tết, nông dân trồng điều ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đang khẩn trương ra đồng dọn vườn, cào và đốt lá, chuẩn bị một mùa thu hoạch khá nhờ thời tiết thuận lợi với cây điều.

Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam vừa tổ chức giới thiệu giống bắp mới MX10 super cho trên 50 nông dân trên địa bàn huyện.

Nhằm hạn chế tình trạng thương lái ép giá người dân, Trung tâm đã tạm ứng vốn cho các cửa hàng thương mại các xã để thu mua mì và các nông sản khác của bà con nhưng chỉ được khoảng 20% sản lượng vì nguồn vốn hạn hẹp.

Năm 2012, UBND tỉnh Vĩnh Long đồng ý cho Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu chọn lọc 1- 2 giống khoai mới có năng suất và phẩm chất tốt phù hợp sản xuất tại địa phương.