291 Gia Súc Mắc Bệnh Lở Mồm, Long Móng

Từ khi bùng phát các ổ dịch lở mồm, long móng (LMLM) đến nay, trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) đã có 65 con gia súc bị chết phải tiêu hủy.
Được biết, các ổ dịch LMLM xuất hiện vào đầu tháng 12/2014 tại địa bàn 3 xã: Dìn Chin, Pha Long và Tả Ngài Chồ làm 291 con gia súc mắc bệnh. Tính đến thời điểm này, đã có 65 con gia súc phải tiêu hủy, trong đó có 48 con bò và 17 con lợn.
Để ngăn chặn dịch LMLM lây lan rộng, huyện Mường Khương đã thành lập chốt kiểm dịch tạm thời tại xã Tả Ngài Chồ để kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mẫn cảm với bệnh ra, vào vùng dịch. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y hỗ trợ huyện Mường Khương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch LMLM; khoanh vùng, quản lý, theo dõi số gia súc mắc bệnh; cấp 664 lít hóa chất, 12 kg Cloramin-T, Vikon, thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch; triển khai tiêm phòng 8.482 liều vắc xin tại các xã có gia súc mắc bệnh và các xã giáp ranh.
Hiện, các ổ dịch LMLM ở Mường Khương đã được khống chế, không phát sinh thêm gia súc mắc bệnh.
Related news

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vụ đông 2013, xã Xuân Lộc (Hậu Lộc - Thanh Hóa) đã vận động các hộ dân trong xã thực hiện chuyển đổi 25 ha diện tích đất 2 lúa và đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng giống dưa chuột.

Vui mừng hơn nữa là ớt hái đến đâu đều được thương lái và các chủ vựa thu mua đến đó, nên việc thu hoạch và bán cũng diễn ra rất thuận lợi.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.