Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu

10 Năm Hoa Hậu Bò Sữa Mộc Châu
Publish date: Thursday. October 9th, 2014

Ngày 15.10, cuộc thi Hoa hậu bò sữa lần thứ 10 sẽ diễn ra tại Mộc Châu (Sơn La). Cuộc thi đã trở thành ngày hội của người nuôi bò và một nét văn hóa độc đáo.

Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP  giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.

“Lúc đó, chúng tôi tới từng tổ sản xuất để chấm điểm những “nàng bò” được đề cử, cuối năm tổng kết lại, đọc báo cáo rồi trao thưởng. Cuộc thi cũng đã tạo được phong trào thi đua chăm sóc, nuôi dưỡng bò sữa đẹp, cho nhiều sữa nhưng chưa tạo được dấu ấn đậm nét”, ông Chiến nói.

Năm 2004, cuộc thi được nâng tầm và bắt đầu thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Khi đó, trong chuyến thăm và làm việc tại New Zealand, tận mắt chứng kiến “Hội chợ bò sữa” ngay tại khu chợ chuyên mua bán bò, ông Chiến đã cảm nhận được hết vẻ đẹp của “cuộc thi sắc đẹp” độc đáo này.

Trở về, ông quyết định mở cuộc thi “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” với kỳ vọng đây sẽ là một điểm nhấn tích cực trong sinh hoạt văn hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh bò sữa của cộng đồng những người nuôi bò sữa trên cao nguyên tươi đẹp.

Tiêu chí chấm thi hoa hậu bò sữa được xây dựng và phổ biến rộng rãi tới các chủ trang trại. “Hoa hậu bò không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn phải cho sản lượng sữa gấp vài lần những cô bò bình thường. Cho nên, chỉ những cô bò nào có ngoại hình cân đối, chân dài và thẳng đứng, thân hình nêm, đầu thanh, khoang trắng đen trên mình phân bố đẹp, đầu và bụng có đốm trắng, đuôi to dài và khỏe, vai thẳng, ngực nở, sở hữu bầu vú tròn và cân đều… mới có thể trở thành ứng viên cho ngôi vị cao nhất”, bác sỹ thú y Nguyễn Trí Áp, thành viên ban giám khảo, cho biết.

Từ năm 2004 đến nay, đã có 10 cuộc thi, mỗi năm một lần, vòng chung kết diễn ra vào các ngày 14 và 15.10. Chủ nhân của cô bò hoa hậu được thưởng 55 triệu đồng, trong khi các giải Á hậu 1, Á hậu 2 và nhiều giải phụ khác cũng có mức thưởng xứng đáng. Tổng giải thưởng của cuộc thi lên tới trên dưới 1 tỉ đồng.

Tuy nhiên, để có thể “ẵm” một suất tranh tài tại vòng thi chung kết, các “nàng bò” phải trải qua 3 vòng sơ loại và vượt qua hàng ngàn đối thủ. Vì vậy, các “lò luyện” hoa hậu bò sữa đều chăm bẵm, huấn luyện cho “nàng bò” những kỹ năng đặc biệt, cho bò nghe nhạc, tắm rửa và mát xa, chải chuốt bộ lông cho ứng viên, dắt bò tập diễn để không bị khớp khi ra “sân khấu”...

“Cuộc thi chẳng khác gì ngày hội, ai nấy đều háo hức tham gia. Chúng tôi hạnh phúc vì đàn bò đã đem lại cho gia đình cuộc sống khá giả, rất vui khi dắt bò đi thi và thật tự hào khi nàng bò nhà mình đoạt ngôi hoa hậu”, bà Vũ Thị Đáng, chủ một trang trại 10 năm liên tiếp có bò đi thi và đoạt giải, chia sẻ.

Ông Hà Trung Chiến, Chủ tịch UBND thị trấn Mộc Châu nhận xét: “Hoa hậu bò sữa Mộc Châu” là cuộc thi rất thú vị, không chỉ là dịp tôn vinh những người nuôi bò thượng thặng, tạo nên sân chơi bổ ích cho người lao động sau những ngày tháng quần quật với cả núi công việc vất vả mà đã trở thành một nét đẹp, riêng có của cao nguyên Mộc Châu. “Cuộc thi gây được tiếng vang lớn, thương hiệu của công ty được khẳng định và người nuôi bò cũng được thơm lây khi lợi ích từ việc nuôi bò sữa ngày một nhiều lên”, ông Chiến nói.

Theo ông Trần Công Chiến, cuộc thi tạo ra được sự cạnh tranh tích cực giữa các chủ trang trại, thúc đẩy quá trình chọn lọc giống tốt, chất lượng đàn bò được cải tạo, năng suất và chất lượng sữa không ngừng tăng lên. Theo ông Chiến, trước đây bò sữa chỉ cho 4 tấn/chu kỳ nay đã tăng lên 7,2 tấn/chu kỳ. Đây là một sự bứt phá khá ngoạn mục, trong đó có công không nhỏ của cuộc thi hoa hậu bò sữa.


Related news

Hiệu Quả Từ Mô Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Lương Thông Hiệu Quả Từ Mô Hình Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Lương Thông

Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.

Sunday. June 30th, 2013
Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Làm Tôm Chết Sớm Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Làm Tôm Chết Sớm

Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Thursday. July 4th, 2013
Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn

Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.

Thursday. July 4th, 2013
Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế, Bảo Vệ Môi Trường Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế, Bảo Vệ Môi Trường

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.

Thursday. July 4th, 2013
Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.

Thursday. July 4th, 2013