Bệnh Vàng Lùn Lùn Xoắn Lá Trên Lúa
Bệnh vàng lùn do vi rút Rice Grassy Stunt Virus (RGSV) gây ra. Virut này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh thông qua môi giới là Rầy nâu (Nilaparvata lugens). Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng Khu 4 cũ và sau này lây lan ra khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng gây hại chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu long

Bệnh vàng lụi (còn gọi là bệnh vàng tạm thời hoặc bệnh vàng lá di động) là loại bệnh do vi rút Transitory yellowing gây lên và môi giới truyền bệnh là rầy xanh (Nephotettix cincticeps, N. Nigropictus và N. Viresent). Bệnh này xuất hiện từ năm 1958 và chủ yếu chỉ có ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam

Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam

Bệnh do vi khuẩn gây ra và phát triển mạnh trong điều kiện ấm nóng nên ở các tỉnh phía Bắc bệnh xuất hiện từ cuối tháng 3 trở đi và thường gây hại nặng trong vụ lúa mùa. Những năm thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa, bão là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển

Bệnh cháy lá lúa là bệnh gây hại quan trọng nhất trên cây lúa, còn được gọi là bệnh đạo ôn. Khi dịch cháy lá xảy ra trên diện rộng thì sự thiệt hại đến năng suất và sản lượng sẽ thấy rất rõ nét và có ý nghĩa quan trọng đến kinh tế. Tác nhân gây bệnh có thể tấn công mọi giai đoạn của cây lúa; bắt đầu từ giai đoạn mạ hoặc sau khi gieo sạ cho đến trước trổ thì gọi là bệnh cháy lá.

Trên vỏ trấu của hạt lúa có những vết lốm đốm mầu nâu, nâu đen… làm cho hạt lúa bị lửng hoặc lép hoàn toàn. Bệnh xuất hiện và gây hại khá phổ biến ở tất cả các vùng trồng lúa của nước ta. Đặc biệt là ở những vụ lúa được gieo trồng và có thời gian trỗ chín rơi vào mùa mưa như vụ hè thu, thu đông, vụ mùa…

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu...

Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen

Trong chiến lược chọn lọc và phát triển các giống lúa cực ngắn ngày có chất lượng cao, đặc tính gạo thơm dẻo của giống là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà khoa học, luôn đi kèm song song với chọn lọc năng suất và tính kháng sâu bệnh

Cây lúa không phải là cây rau. Rau thì cần xanh liên tục tức cần nhiều đạm để cho năng suất cao, trái lại cây lúa phần cần thu hoạch chính là hạt (chứ không phải là rơm), nếu không điều chỉnh bón phân cân đối, hợp lý nhất là bón thừa đạm vào cuối vụ

Biện pháp đầu tiên có thể đáp ứng việc canh tác lúa trên đất mặn là thay đổi môi trường để thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển

Chỉ được phép ngâm ủ "búp" vừa nứt nanh trắng, có nghĩa là không để ra mầm ra rễ quá dài (sạ xuống dễ bị nổi). Kỹ thuật ngâm ủ là: Ngâm 24-36 giờ, ủ 36 giờ là đủ (cướp ngót), nhớ ủ ấm, đảo đều

Đất phèn, đất chua phèn hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp, thường là từ 5,5 trở xuống. Có khi pH chỉ còn 3 hoặc 2. Thủ phạm chủ yếu trong đất phèn là nhôm (Al) và Sắt (Fe).

Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao nên một số giống lúa có thể nảy mầm, men mốc và nấm dễ phát triển làm cho lúa bị hư hoặc kém phẩm chất. Thông thường độ ẩm của thóc khi mới thu hoạch là từ 20-27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%, sau đó cần tiếp tục xử lý

Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-32 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Nếu cắt sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt

Phải xuống giống tập trung gọn thời vụ, để hạn chế nguồn thức ăn cho chuột có mặt liên tục trên đồng ruộng. Không nên để đất hoang hóa hoặc gò đống nằm xen kẽ trong cánh đồng lúa, không nên đắp bờ đê quá lớn, mọc nhiều cỏ dại... để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.

Muốn phòng trừ chuột có kết quả, không có một biện pháp đơn lẻ nào có thể giải quyết được, mà chúng ta phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp một cách hợp lý trong Quy trình quản lý tổng hợp mới mong giải quyết được

Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié.