Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa

Bệnh Hoa Cúc Trên Lúa
Publish date: Wednesday. July 13th, 2011

(Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka)

Bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens (Cooke) Taka gây nên. Bệnh phát sinh gây hại từ khi lúa phơi màu cho tới khi chín. Triệu chứng bệnh thể hiện rõ khi hạt bắt đầu chín. Hạt bị nấm xâm nhập phát triển tạo thành một khối bào tử hình tròn phủ một lớp như nhung mịn, màu vàng trên hạt lúa. Sau đó, khối bào tử chuyển dần thành màu xanh đen nhạt phía bên ngoài, còn bên trong vẫn có màu da cam.

Nguồn bệnh ban đầu là các bào tử nang hình thành từ hạch nấm, sau đó bào tử vách dày được hình thành và nhờ gió đưa đi xâm nhiễm vào các bông lúa trong giai đoạn từ khi phơi màu đến khi chín. Các hạt trên bông bị nấm xâm nhiễm biến thành một khối bào tử; khi khối bào tử còn non to khoảng 1 cm và lúc trưởng thành thì dài hơn. Bào tử vách dày khó tách rời khỏi khối than vàng vì có chất bám dính. Bệnh này chỉ phát sinh ở một số hạt thóc trên bông lúa. Nếu hạt lúa bị bệnh sớm thì cả bầu hoa bị phá huỷ chỉ còn lại đám bào tử nấm màu vàng; nếu bị muộn thì bào tử nấm phá hại trên phần gạo, phình to ra và ép vỏ hạt sang một bên. Hạt thóc bị bệnh nặng bên trong sẽ bị lép, biến màu và có mùi nấm mốc.

Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, bón đạm nhiều nặng về cuối vụ, cây lúa phát triển thân lá tốt... là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển. Bệnh gây hại trên nhiều giống lúa, nhưng có xu thế gây hại nặng trên các giống lúa lai.

Phòng trừ bằng cách:

● Tuyệt đối không sử dụng hạt giống ở những ruộng bị bệnh. Trước khi ngâm ủ giống, xử lý hạt giống bằng nước có nhiệt độ 54oC trong vòng 15 phút, sau đó ngâm ủ bình thường.

● Vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, ngâm dầm để tiêu diệt bào từ và hạch nấm. Không cấy, sạ lúa quá dầy. Chăm sóc hợp lý cho quần thể lúa khoẻ để tăng khả năng chống bệnh. Bón phân cân đối NPK và bón theo tiêu chí “nặng đầu, nhẹ cuối”.

● Có thể phun thuốc trừ nấm vài ngày trước và sau khi lúa trỗ bằng các loại thuốc Diboxylin 2SL, Rovral 50WP, Tilral 500WP và một số thuốc trừ bệnh nhóm gốc đồng như Bordeaux, Copper Zine...


Related news

Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn Bón Phân Cho Lúa Trên Đất Phèn

Tùy theo điều kiện hình thành mà có nơi Fe chiếm ưu thế có nơi Al chiếm ưu thế, có nơi 2 thành phần này cùng chung sống với nhau. Khi quan sát màu nước trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ, mặt nước có váng màu đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt gây ra là chủ yếu, có nơi gọi là phèn nóng.

Monday. October 28th, 2013
Bọ Xít Đen Hại Lúa Bọ Xít Đen Hại Lúa

Đặc điểm hình thái: - Trứng hình cốc, mới đẻ màu xanh nhạt, sau có màu nâu đỏ hoặc nâu xẫm. Trứng đẻ thành ổ, xếp hai hàng. - Bọ xít đen mới nở hình hơi tròn, mắt kép màu đỏ, thân màu đỏ nâu, không cánh, đẫy sức màu tro nâu.

Monday. October 28th, 2013
Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả Cách Phun Thuốc Trừ Cỏ Cho Lúa Có Hiệu Quả

Thời điểm và điều kiện phun thuốc trừ cỏ: Phun thuốc trừ cỏ khi lúa đã bén rễ hồi xanh, nhiệt độ ngoài trời>130C. Điều kiện phun thuốc trừ cỏ cho hiệu quả cao là khi mặt ruộng có một lớp nước ngập 2-3 cm hoặc có độ ẩm bão hoà, nhẵm mềm chân. Như vậy đối với vụ xuân, sau cấy 10-20 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường sau cấy, khi lúa hồi xanh (nhổ thấy có rễ mới màu trắng) mới phun thuốc trừ cỏ.

Monday. October 28th, 2013
Châu Chấu Hại Lúa Châu Chấu Hại Lúa

Đặc điểm hình thái: - Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi, trong đó trứng xếp xiên hai hàng. Trứng đẻ thành ổ từ 10-30 quả trong thân lúa, nếp gấp của lá lúa và trong những bụi cỏ trên mặt nước.

Monday. October 28th, 2013
Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng Hiệu Quả Từ Phương Thức Gieo Cấy Lúa Theo Hàng

Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen.

Monday. October 28th, 2013