Kỹ Thuật Trồng Lúa - Phòng Trừ Bệnh Hại
Bệnh đạo ôn:
Bệnh cháy lá là do nấm gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại trong cả 2 vụ ĐX và HT và ở tất cả các giai đoạn của cây lúa. Bệnh thường tấn công trên lá, đốt thân, cổ lá và cổ gié. Bệnh đặc biệt thích hợp với điều kiện thời tiết khí hậu mát lạnh, có sương mù như trong vụ đông xuân.
Sử dụng biện pháp sau đây để phòng trị:
* Thăm đồng thường xuyên 5-7 ngày lần để phát hiện bệnh kịp thời.* Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học Tricyclazole hay Probenazole để phun.
Bệnh khô vằn:
Bệnh khô vằn do nấm gây ra và phát triển mạnh ở vụ Hè thu vào giai đoạn sau khi đẻ nhánh tối đa, hoặc khi tán lúa vừa phủ kín mặt ruộng (35-40 NSS).
Để phòng trừ bệnh này cần áp dụng các biện pháp sau đây:
* Vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ và các tồn dư của vụ trước.* Xử lý đất bằng biện pháp cày phơi ải hoặc cho đất ngập nước trong thời gian 15-30 ngày để diệt mầm bệnh
* Sử dụng thuốc hoá học: không cần phải phun hết cả ruộng mà chỉ phun cục bộ ở từng điểm có bệnh. Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị bệnh: Hexaconazol, Iprodione.
Bệnh Bạc lá
Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra, bệnh thường phát triển và gây hại nặng vụ Hè Thu trong giai đoạn 40 NSG trở đi. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống như đã khuyến cáo.
Related news
Mùa vụ có thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển và không thuận lợi cho một số sâu bệnh chính phát triển như đạo ôn và bù lạch trong vụ đông xuân, đốm vằn và bù lạch, rầy nâu trong vụ hè thu, giảm được chi phí sản xuất mà lúa vẫn cho năng suất cao.
Giống Lúa PĐ211 được chọn tạo bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai Sahel 108/P6 với sự trợ giúp của kỹ thuật nuôi cấy bao phấn, quá trình chọn lọc theo định hướng thâm canh, có chất lượng dinh dưỡng và thương phẩm tốt (Sahel 108 là giống lúa chịu hạn và P6 là giống lúa thâm canh có hàm lượng protein cao).
Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.
Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.
Cây lúa có khả năng đẻ nhánh rất lớn, tuy nhiên số nhánh hữu hiệu (nhánh cho bông), chỉ đạt tỷ lệ 20-30%. Những nhánh vô hiệu (nhánh không trổ bông) với số lượng lớn sử dụng nhiều dinh dưỡng làm tăng chi phí phân bón, tăng diện tích lá, tăng độ ẩm không khí trong ruộng là điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh phát triển gây hại cho mùa màng.