Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ

Xúc tiến thương mại gạo cần tính toán kĩ
Publish date: Monday. October 5th, 2015

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng. Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình.

Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”.

Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu… Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

Muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược phù hợp.

Kinh phí hàng chục triệu/người

Những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu gạo liên tiếp gặp khó khăn nên sản lượng và giá trị gạo đều giảm.

Theo đó, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc - thị trường xuất khẩu lớn nhất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức tiểu ngạch qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Do đó, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng, số lượng hợp đồng của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Các nước cũng tăng cường lượng gạo để hạn chế nhập khẩu cũng là nguyên nhân khiến cho xuất khẩu gạo gặp khó.

Với những khó khăn này, Bộ Công Thương đã có “sáng kiến” xây dựng đề án xúc tiến thị trường xuất khẩu gạo trong năm 2015 theo hướng củng cố, duy trì những thị trường trọng điểm, truyền thống; tìm kiếm, mở rộng các thị trường mới tiềm năng.

Sở dĩ mặt hàng gạo được chọn bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã xây dựng một đề án khá chi tiết về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico...

Một điểm đáng chú ý trong đề án này là nguồn kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ, ngành tham gia chương trình. Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 9-2015 trong 4 ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ, ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.

Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong 6 ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.

Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ Nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp.

Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.

Trong văn bản trả lời đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.

Cần tính toán vì là “tiền của dân”

Có thể thấy việc xây dựng đề án xúc tiến xuất khẩu gạo là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay.

Tuy nhiên, nhìn vào những đề xuất về kinh phí, thị trường, thành phần tham gia đoàn xúc tiến mà Bộ Công Thương nêu ra thì có vẻ chưa ổn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa gạo Việt Nam cho hay, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm làm, việc xúc tiến thương mại là đúng và cần thiết để tiêu thụ hàng hóa.

Nhưng thành phần chọn đi xúc tiến phải phù hợp, còn đi theo kiểu tham quan, đi chơi thì không nhất thiết phải như vậy.

“Kinh phí cho mỗi người lên tới vài chục triệu hơi rộng rãi còn chúng tôi hay những nhà khoa học đi nước ngoài kinh phí hỗ trợ rất thấp. Tôi cho rằng, nguồn kinh phí này cũng cần phải tính toán vì suy cho cùng vẫn là tiền của dân”, ông Bảnh đề xuất.

Ở khía cạnh khác, ông Bảnh cho hay, việc xúc tiến mở rộng thị trường gạo chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đơn điệu, chỉ có gạo trắng hạt dài, trong khi đây là sản phẩm bị cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ…

“Gạo ứ đọng mới kéo đoàn đi tìm kiếm thị trường bán là cần nhưng phải cân nhắc, nếu làm tốt sản phẩm thế giới có nhu cầu thì họ sẽ tới đặt hàng chứ không cần phải đi xúc tiến”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.

Một vấn đề mà nhiều chuyên gia khác quan tâm và “thấy lạ” là các thị trường xúc tiến xuất khẩu mà Bộ Công Thương nêu ra.

Cụ thể, “thị trường Trung Quốc hiện nay không bán được theo đường chính ngạch thì xúc tiến kiểu gì? Trong khi đó, mặt hàng gạo bán sang đây rất dễ vì thị trường này khá dễ tính”, một vị chuyên gia đặt vấn đề.

Còn một số thị trường như Mỹ, Mexico cũng cần gạo nhưng họ yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn rất nhiều nên gạo Việt Nam khó đáp ứng được.

Trên thực tế, việc xúc tiến thương mại ít hiệu quả là có thật. Một vị Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã từng dẫn chứng:

Xúc tiến thương mại tại chỗ không hiệu quả; nhiều tỉnh kéo đoàn nọ, đoàn kia ra nước ngoài, nhưng chủ yếu là đi shopping; đọc thuyết trình bài dài và phát sách; có đoàn mang tiếng đi “xúc tiến thương mại” nhiều năm, nhưng không mang được dự án nào vào trong nước”. Do đó, nếu chương trình xúc tiến thương mại gạo lại đi theo “vết xe” cũ này e rằng khó đạt hiệu quả.

Theo khuyến cáo của ông Bảnh, muốn xúc tiến xuất khẩu gạo trước hết phải biết thị trường cần gì để có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

“Khi mang sản phẩm gạo trắng hạt dài đi các nước, họ sẽ đặt câu hỏi có gì khác không, gạo thuần giống không, dư lượng thuốc sâu…

Nếu tất cả các tiêu chí đó đều không đạt thì không thể bán được”, ông Bảnh khẳng định.

 


Related news

Phá Sản Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Phá Sản Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai

Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.

Friday. August 3rd, 2012
Người Nuôi Tôm Hùm Thiệt Hại Nặng Người Nuôi Tôm Hùm Thiệt Hại Nặng

Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.

Tuesday. May 1st, 2012
Trồng Nấm - Ít Vốn, Dễ Làm Trồng Nấm - Ít Vốn, Dễ Làm

Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...

Friday. August 10th, 2012
Trồng Rau Hữu Cơ Thân Thiện Với Môi Trường Ở Hồ Chí Minh Trồng Rau Hữu Cơ Thân Thiện Với Môi Trường Ở Hồ Chí Minh

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng rau hữu cơ (RHC) ngày càng tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì đây là sản phẩm an toàn trong bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng sử dụng RHC ngày càng tăng. Tại các quận, huyện ngoại thành TP. HCM các mô hình trồng rau sạch đều được bà con nông dân áp dụng thành công và mang lại nhiều kết quả khả quan cho gia đình và xã hội.

Saturday. May 19th, 2012
Tập Huấn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Bền Vững Theo Quy Phạm Thực Hành Nuôi Tốt Tập Huấn Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thâm Canh Bền Vững Theo Quy Phạm Thực Hành Nuôi Tốt

Ngày 14-8-2012, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã tổ chức lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững theo quy phạm thực hành nuôi tốt và quy tắc nuôi có trách nhiệm cho hơn 100 hộ nuôi là xã viên HTX nuôi trồng thuỷ sản Giao Phong (Nam Định) và các chủ đầm nuôi lân cận.

Friday. August 17th, 2012