Hơn 18.000 Ha Ở Trung Bộ Không Có Nước Sản Xuất
Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, khu vực Trung Bộ đang xảy ra một đợt hạn đối với lúa và hoa màu với tổng diện tích 29.681ha.
Trong đó, tình trạng thiếu nước chủ yếu tập trung vào diện tích lúa hè thu mới gieo sạ tại Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. Thời gian tới, nếu nắng nóng tiếp tục, diện tích hạn hán sẽ tăng lên và phạm vi có thể mở rộng.
Hiện nay, hạn hán và thiếu nước xảy ra gay gắt ở khu vực Trung Bộ gây khó khăn cho việc gieo sạ lúa hè thu và lúa mùa. Diện tích không có nước để gieo trồng lên tới 18.486ha, diện tích đã chuyển đổi là 3.489ha.
Sâu đục thân gây hại trên mạ và lúa mùa sớm
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, tại các tỉnh phía Bắc, sâu đục thân hai chấm gây hại nhẹ trên mạ mùa sớm và lúa giai đoạn đoạn hồi xanh. Trong đó trên mạ, sâu đục thân hai chấm có mật độ ổ trứng phổ biến từ 0,1 - 0,5 ổ/m2, nhiều nơi cao từ 1 - 3 ổ/m2 như Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Thống kê theo mật độ trứng phổ biến, diện tích mạ có trứng sâu đục thân hiện nay tại khu vực phía Bắc là 133ha. Cục Bảo vệ thực vật dự báo, trong tuần từ ngày 23 - 29/6, trứng sâu đục thân hai chấm nở và sâu non tiếp tục gây hại trên mạ và lúa mùa cực sớm ở các tỉnh khu vực Bắc Bộ. Do đó, các địa phương cần sớm triển khai các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Related news
Bộ NN-PTNT vừa có công văn gửi Bộ Công Thương về việc cân đối cung cầu đường năm 2015.
Trải nghiệm của Hoàng Anh Gia Lai trong mảng nông nghiệp cho thấy làm nông nghiệp chuyên nghiệp trên quy mô lớn không hề đơn giản như nhiều người lầm tưởng.
Do là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta từ năm 2012 trở lại đây, cho nên việc Trung Quốc giảm nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay là nguyên nhân quan trọng khiến cho việc xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tụt dốc.
Trong khi “hoàng hậu của các loại hạt” mắc ca đang ngắc ngoải thì “vua hạt” sachi đã xuất hiện ở Việt Nam, được quảng bá còn triển vọng hơn cả “cây tỉ đô”!
Cà phê Arabica “ngon số 1 thế giới” vẫn hiện diện tại Đà Lạt nhưng diện tích ngày càng bị thu hẹp đến mức báo động