Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Làng Bè Nuôi Cá Điêu Hồng Lãi Lớn

Nông Dân Làng Bè Nuôi Cá Điêu Hồng Lãi Lớn
Publish date: Wednesday. July 2nd, 2014

Mấy tuần gần đây, nông dân nuôi cá điêu hồng làng bè tỉnh Tiền Giang phấn khởi do giá cá liên tục tăng cao, sức tiêu thụ của thị trường mạnh. Hiện nay, giá cá điêu hồng được các thương lái thu mua với giá 39.000 - 40.000 đồng/kg cao hơn 6.000 - 7.000 đồng/kg so với giá thành sản xuất.

Nông dân nuôi cá lãi lớn

Những ngày này, làng bè nuôi cá điêu hồng thuộc xã Thới Sơn, phường Tân Long (Tp Mỹ Tho) và xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) nhộn nhịp hẳn lên do giá cá điêu hồng tăng lên.

Ông Nguyễn Thanh Phúc, nông dân xã Thới Sơn, Tp Mỹ Tho cho biết, mấy ngày nay thương lái vào tận các làng bè thu mua cá cung cấp cho thị trường, cá điêu hồng loại 500 - 700 gram/con giá 39.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với tuần trước.

"Tuần trước, tôi thu hoạch được 2 bè nuôi cá điêu hồng chỉ được 7 tấn cá do hao hụt nhiều. Lúc đó, cá điêu hồng có giá 37.000 đồng/kg nên sau khi trừ chi phí sản xuất, tôi còn lời gần 30 triệu đồng", ông Phúc nói.

Do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nhưng các chủ bè khu vực này tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn. Ông Nguyễn Văn Hiền, nông dân phường Tân Long, Tp Mỹ Tho cho biết, mấy ngày nay lái cá điêu hồng trả giá 40.000 đồng/kg cho bè cá của gia đình tới lứa thu hoạch mà ông chưa muốn bán.

Ông Phan Thế Nhân, nông dân có 5 bè nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, Tp Mỹ Tho cho biết, giá cá điêu hồng liên tục tăng trong thời gian gần đây là do sản lượng cá điêu hồng tới lứa thu hoạch đã giảm mạnh.

Hiện nay chỉ còn một số ít bè có cá lớn và lượng bè thả cá cũng ít so với năm ngoái, do nông dân nuôi cá bè lo sợ giá cá không ổn định. Bên cạnh đó, do gần đây các đại lý không còn cho nông dân làng bè nợ tiền thức ăn cá như các năm trước, nên khả năng đầu tư của nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè cũng hạn chế.

Theo nhiều nông dân, năng suất bình quân nuôi cá điêu hồng làng bè đạt khoảng 5 tấn/ha, với giá cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng có thể lãi 30-35 triệu đồng/bè (tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi). Thông thường, mỗi nông dân có từ 3-5 bè thì lợi nhuận đem lại từ nuôi cá điêu hồng trên bè sau 6-7 tháng nuôi đạt trên 100 triệu đồng.

Chất lượng thức ăn giảm, dịch bệnh tăng

Dù vậy, nông dân nuôi cá hiện nay cũng không khỏi bâng khuâng do chất lượng thức ăn nuôi cá giảm, dịch bệnh tăng khiến giá thành sản xuất "đội lên".

Theo ông Phan Thế Nhân, thời gian gần đây chất lượng thức ăn nuôi cá điêu hồng ngày càng giảm khiến hệ số thức ăn nuôi cá ngày càng cao. Cụ thể, nếu như mấy năm trước, hệ số thức ăn nuôi cá điêu hồng trên bè chỉ dao động ở mức 1,7-1,8 (cần 1,7-1,8 kg thức ăn tạo ra 1 kg cá) thì hiện nay hệ số thức ăn đã tăng lên tới hơn 2,1 (cần 2,1 kg thức ăn tạo ra 1 kg cá).

Bên cạnh đó, mấy tháng nay dịch bệnh trên cá điêu hồng bùng phát mạnh, hao hụt cá giống trong quá trình nuôi cao. Điều này góp phần đưa chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè lên ở mức 32.000-33.000 đồng/kg, tăng 2.000-3.000 đồng/kg so với năm ngoái.

Trước tình hình dịch bệnh gia tăng, nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng làng bè Tp Mỹ Tho đề nghị ngành chức năng cần hỗ trợ nông dân nuôi cá bè trong việc quan trắc mầm bệnh, bên cạnh công tác quan trắc môi trường đã thực hiện từ trước tới nay đối với vùng nuôi cá bè, để hỗ trợ cho nông dân trong việc điều trị bệnh cá nhằm giúp làng bè phát triển bền vững hơn.

Do đó, để nghề nuôi cá bè phát triển bền vững hơn, các địa phương nuôi cá bè trong khu vực cần có sự chia sẻ thông tin, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng nuôi bè giữa các tỉnh và thị trường Tp Hồ Chí Minh. Đồng thời, các địa phương cũng cần quy hoạch lại tổng thể và gắn quy hoạch vùng nuôi với nhu cầu thị trường; quan trắc dịch bệnh kết hợp với quan trắc môi trường vùng nuôi cá bè tập trung.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện nay toàn tỉnh có 1.024 bè đang thả nuôi chủ yếu cá điêu hồng trong tổng số 1.327 bè cá đang neo đậu (chiếm 77%; trong đó, Tp Mỹ Tho có 934 bè, Cai Lậy 275 bè, Cái Bè 111 bè và Châu Thành 7 bè. Từ đầu năm đến nay, bà con nông dân đã thả nuôi mới 830 bè với 17 triệu con cá giống và thu hoạch 834 bè với sản lượng 4.848 tấn cá).


Related news

Iải Pháp Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Iải Pháp Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng hơn 10.000 ha hồ tiêu (chiếm gần 20% diện tích cả nước), tập trung nhiều nhất ở 3 huyện: Lộc Ninh (3.552 ha), Bù Đốp (2.007 ha) và Hớn Quản (1.420 ha) với năng suất bình quân đạt 2,9 tấn/ha.

Monday. November 25th, 2013
Làm Giàu Từ Trồng Chanh Xen Trong Vườn Điều, Cà Phê Làm Giàu Từ Trồng Chanh Xen Trong Vườn Điều, Cà Phê

Trồng thành công giống chanh Bắc trên vùng rừng núi chỉ quen với những loại cây công nghiệp như điều, cà phê, cao su, anh Đinh Văn Anh ở thôn 9, xã Đức Liễu (Bù Đăng - Bình Phước) khiến nhiều người khâm phục.

Monday. November 25th, 2013
Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Monday. November 25th, 2013
Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

Monday. November 25th, 2013
Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Monday. November 25th, 2013