Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục giảm

Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục giảm
Publish date: Thursday. November 26th, 2015

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng XK tôm của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay đạt 2,5 tỷ USD; giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2014.

XK tôm Việt Nam trong tháng 10/2015 đạt trên 327 triệu USD, tăng 7,3% so với tháng 9/2015, tuy nhiên vẫn giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Kể từ tháng 4/2015, XK tôm Việt Nam tăng đều qua từng tháng và đạt cao nhất vào tháng 10/2015.

Nhu cầu NK tôm từ các thị trường chính đã nhích lên để phục vụ dịp lễ Noel và đón năm mới.

Xu hướng này hứa hẹn những con số XK khả quan cho tôm Việt Nam trong 2 tháng cuối năm nay.

XK tôm sang top 3 thị trường chính đều giảm mạnh như sang Mỹ giảm 41%, sang Nhật Bản giảm 20,8%, sang EU giảm 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bức tranh XK tôm sang các khối thị trường chính đều giảm, XK sang một số thị trường đơn lẻ lại tăng so với cùng kỳ 2014 như Anh (+11,1%), Hồng Kông (+3%), và Malaysia (+17,8%).

Tôm chân trắng vẫn là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 mặc dù giá trị XK giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2014 xuống còn 1,4 tỷ USD, chiếm 58,6% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam.

XK tôm sú cũng giảm tới 31,3% còn 813,3 triệu USD, chiếm 33%.

Tôm sú và tôm chân trắng nguyên liệu đông lạnh vẫn là sản phẩm XK chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng XK tôm Việt Nam.

Tôm biển được XK chủ yếu dưới dạng chế biến khác.

10 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng tương đương với cùng kỳ năm ngoái trong khi tỷ trọng tôm sú giảm 2,2%.

Đáng chú ý, tỷ trọng tôm biển tăng 2,3%.

Có thể thấy, thị trường thế giới vẫn duy trì nhu cầu cao đối với tôm chân trắng.

Mỹ vẫn là thị trường NK tôm số một của Việt Nam, tuy nhiên trong cơ cấu thị trường NK tôm của Việt Nam 10 tháng đầu năm nay, tỷ trọng XK sang thị trường này đã giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2014 xuống còn 21,8%.

Nhật Bản và EU lần lượt giữ vị trí số 2 và 3 với tỷ trọng đều tăng thêm 1,5% lên 19,8% và 1,7% lên 19%.

XK tôm sang Mỹ trong tháng 10/2015 đạt trên 85 triệu USD, tăng 9,6% so với tháng 9/2015 tuy nhiên giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2014.

So với tất cả các tháng từ đầu năm đến nay, doanh số XK tôm sang Mỹ trong tháng 10 đạt cao nhất.

Tổng XK tôm sang Mỹ tính tới tháng 10 năm nay đạt 536,5 triệu USD, giảm 41% so với cùng kỳ năm 2014.

Chín tháng đầu năm 2015, Mỹ NK tổng cộng 416.

311 tấn tôm từ các nước, trị giá 3,9 tỷ USD, tăng 2% về khối lượng nhưng giảm 18% về giá trị.

Giá trung bình NK tôm vào Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái từ 11,79 USD xuống 9,42 USD/kg.

XK tôm của Việt Nam sang Mỹ những tháng cuối năm dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả thuế chống bán phá giá POR9 và việc kết thúc đàm phán hiệp định TPP.

XK tôm sang Nhật Bản – thị trường NK tôm lớn thứ 2 của Việt Nam – đạt 61,4 triệu USD trong tháng 10/2015; tăng 5,3% so với tháng 9/2015.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 486,7 triệu USD; giảm 20,8% so với cùng kỳ 2014.

Đồng yên mất giá, kinh tế khó khăn làm giảm giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này.

Theo số liệu của ITC, tổng NK tôm của Nhật Bản 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,6 tỷ USD; giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Việt Nam vẫn duy trì vị trí số một về cung cấp tôm cho Nhật Bản với sản phẩm chiếm ưu thế là tôm sú cỡ lớn và các sản phẩm GTGT.

Giá trị XK tôm sang EU trong tháng 10/2015 đạt cao nhất so với các tháng kể từ đầu năm tới nay với trên 63 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 9/2015.

Lũy kế 10 tháng đầu năm đạt 466,5 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong 3 thị trường NK chính tôm Việt Nam trong khối EU, 10 tháng đầu năm nay, Anh là thị trường duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương 11,1% so với cùng kỳ 2014 do thị trường này tăng nhu cầu NK tôm nước ấm.

XK tôm Việt Nam sang Đức và Hà Lan lần lượt giảm 18% và 30,2%.

Nguồn cung tôm của các nhà sản xuất chính trên thế giới như Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador, Trung Quốc có xu hướng giảm do dịch bệnh bùng phát.

Theo đó, giá tôm thế giới có xu hướng “ấm lên”.

Bên cạnh đó, giá đồng nội tệ của các nước NK lớn như: EUR, USD, yên Nhật… hiện nay đã ổn định hơn nên việc xuất, nhập hàng cũng tốt hơn.

Đây cũng là một tín hiệu khả quan cho XK tôm Việt Nam trong những tháng còn lại của năm nay.


Related news

Xuất khẩu 18 tấn xoài Cao Lãnh sang Hàn Quốc Xuất khẩu 18 tấn xoài Cao Lãnh sang Hàn Quốc

Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) đã bán cho Công ty TNHH KTC ở TP.Hà Nội với số lượng 10 tấn xoài cát chu Cao Lãnh để Công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Friday. October 9th, 2015
Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La Mô hình trồng xen cây ăn quả với cà phê ở Chiềng Ban Sơn La

Mô hình trồng xen cây ăn quả có múi trên diện tích cà phê ở Chiềng Ban có nhiều ưu điểm phòng chống sương muối gây hại cho cà phê, tăng năng suất, đồng thời, tận dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới ẩm giúp giảm chi phí, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Friday. October 9th, 2015
Xuất khẩu rau quả, trái cây 2 tỉ USD trong tầm tay Xuất khẩu rau quả, trái cây 2 tỉ USD trong tầm tay

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, với tốc độ xuất khẩu như hiện tại, khả năng thu về 2 tỉ USD từ xuất khẩu trái cây, rau quả trong năm 2015 nằm trong tầm tay.

Friday. October 9th, 2015
Nhiều mô hình phòng, chống dịch bệnh trên cây ăn trái Nhiều mô hình phòng, chống dịch bệnh trên cây ăn trái

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

Friday. October 9th, 2015
Tiềm năng và triển vọng cây thanh long ở Minh Thanh Cao Bằng Tiềm năng và triển vọng cây thanh long ở Minh Thanh Cao Bằng

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Friday. October 9th, 2015