Xuất khẩu tôm năm 2015 dự kiến giảm hơn 1 tỉ đô la Mỹ

Bụ thể, VASEP dự báo trong quí 4-2015 kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt khoảng 800 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 20-25% so với cùng kỳ.
Nếu con số này là chính xác, thì tổng kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này của năm 2015 chỉ đạt hơn 2,9 tỉ đô la Mỹ, trong đó, quí 1 đạt 573,9 triệu đô la Mỹ, quí 2 và 3 lần lượt đạt 716,2 và 840,8 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, so với với mức xấp xỉ 4 tỉ đô la Mỹ là tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014, thì xuất khẩu năm 2015 sẽ giảm tổng cộng đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ.
Trước đó, trao đổi với TBKTSG Online, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, đưa ra con số dự báo xuất khẩu tôm năm 2015 sụt giảm chỉ khoảng 700 triệu đô la Mỹ so với năm 2014.
Dự báo mới này cho thấy tình hình xuất khẩu tôm năm 2015 xấu hơn một số đánh giá được đưa ra trước đó.
Theo đánh giá của VASEP, kinh tế suy yếu đã khiến nhu cầu tiêu thụ ở các nước nhập khẩu chính rơi vào ảm đạm.
Đồng thời, đồng tiền của một số nước nhập khẩu chủ lực như Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…, mất giá mạnh dẫn đến giá nhập khẩu giảm, trong khi đó, đồng tiền của các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador…, mất giá tới 20-30% còn Việt Nam cơ bản vẫn giữ giá đồng tiền, cho nên dẫn đến hiệu quả cạnh tranh kém hơn.
Ngoài ra, nguồn cung tôm từ các nước Đông Nam Á được cải thiện do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp được kiểm soát tốt hơn, cho nên các nước nhập khẩu có nhiều sự lựa chọn nguồn cung hơn.
Do đó, xuất khẩu tôm Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 đã sụt giảm mạnh đến 27,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang ba thị trường chủ lực là Mỹ, Nhật Bản và EU đều sụt giảm rất mạnh với mức giảm lần lượt là 45%, 19,7% và 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Related news

Mặc dù giá tăng mạnh và hút hàng, nhưng rất ít nhà vườn có xoài cát Hòa Lộc để cung cấp cho thị trường do mùa xoài chính vụ đã qua. Hiện nay, chỉ một số nhà vườn có kinh nghiệm trồng xoài cát Hòa Lộc theo phương pháp rải vụ mới có xoài cung cấp cho thị trường.

Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.

Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…

Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.