Tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển thuỷ sản

Theo đó, Dự án Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai đang xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương, do đây là khu vực có liên quan đến đất quốc phòng, trong khi Việt - Úc là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ðối với khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển, hiện tỉnh đang hoàn thành tất cả các thủ tục giao đất cho công ty đầu tư.
Còn đối với Dự án nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao đang tìm quỹ đất. Ngoài ra, đối với Dự án Ðầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An đã có quỹ đất sạch để tiến hành đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng chỉ đạo, các ngành, các cấp có liên quan cần tạo điều kiện tốt nhất để chủ đầu tư xúc tiến đầu tư. Bởi tôm giống sạch được sản xuất tại địa phương là sự khao khát của người nuôi tôm trong tỉnh thời gian qua do diện tích nuôi tôm ngày càng lớn. Cần quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thực hiện sớm nhất dự án nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản, nuôi tôm công nghệ cao.
Related news

Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.

Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.

Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân

Ông Katơr Thơm, Chủ tịch Hội CCB xã Phước Hòa, cho biết: Hiện nay, toàn Hội có 75 hội viên. Để tạo nguồn vốn cho hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội CCB xã đã vận động các hội viên kinh tế khá giả, có đàn bò nhiều giúp đỡ cho từng hội viên nghèo và cận nghèo thông qua mô hình “Nuôi bò rẻ”. Hội viên có bò cho hội viên kinh tế gia đình còn khó khăn nhận nuôi từ 1-2 con bò cái, sau thời gian bò đẻ, con lứa đầu sẽ được cho gia đình nuôi hưởng, con lứa thứ hai trả cho chủ hộ. Cứ như thế xoay vòng từ 2-4 năm. Với cách làm này, từ năm 2009 đến nay, 8 hội viên có bò đã cho 18 hội viên và bà con nghèo nhận 37 bò cái sinh sản về nuôi rẻ.

Đã nhiều năm nay, nông dân huyện Yên Thành phát triển nghề nuôi vịt chạy đồng, theo các vụ lúa trong năm. Nghề này không những giảm được chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.