Dấu ấn từ một mô hình kinh tế
Những bè nuôi cá lồng của hộ ông Lê Minh ở hồ Hòa Trung.
Thế nhưng, khi mục sở thị 5 cơ ngơi sản xuất quy mô lớn của nông hộ này và được chủ nhân nói về hiệu quả sản xuất của mình, ai nấy mới hay số liệu trên hoàn toàn có cơ sở. Và đây cũng là thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới của Hòa Vang.
Ông Lê Minh (sinh năm 1967) sinh ra, lớn lên ở xã miền núi Hòa Phú. Năm 1996, ông lập hồ nuôi cá dưới chân đập Đồng Tréo, tại thôn An Châu, xã Hòa Phú. Từ đó đến nay, ông gắn bó với hoạt động kinh tế này và không ngừng mở rộng diện tích ao hồ.
Từ 1,2ha nuôi quản canh của gần 20 năm trước, đến nay ông là đại gia trong lĩnh vực nuôi cá lồng bè quy mô thâm canh ở huyện Hòa Vang với hàng chục bè, hơn 2.000m2, đặt tại 4 hồ đập lớn, nhỏ trên địa bàn huyện. Ngoài thả nuôi tại các lồng bè, ông còn thả đủ loại cá trên phạm vi hơn 200ha tại 4 hồ đập này.
“Chỉ riêng đầu tư lắp đặt hàng chục bè cá với hơn 200 lồng đã ngốn hết 3 tỷ đồng. Có điều, đầu tư cơ bản, nuôi thâm canh, thu nhập không đến nỗi nào. Riêng tại các bè cá, mỗi năm 2 lứa thả 2 triệu con giống, trừ hao hụt khoảng 30 - 35%, chí ít cũng thu khoảng 300 tấn cá điêu hồng thương phẩm. Với giá 42.000 - 45.000 đồng/kg, thu cá lồng đã trên dưới 13 tỷ đồng.
Đó là chưa kể hàng chục tấn thu được từ cá thả ngoài lồng bè tại các hồ đập đã thuê. Thực ra, hoạt động này để có năng suất cao không đơn giản. Người không tâm huyết và không sành kỹ thuật nuôi khó bề kham nổi”, ông Lê Minh mở đầu câu chuyện làm ăn với chúng tôi như vậy.
Cách đây gần chục năm, ông Lê Minh đã là hộ tiêu biểu trong lĩnh vực nuôi cá nước ngọt, không chỉ ở Hòa Vang mà cả khu vực miền Trung. Có giai đoạn ông thuê hàng trăm hecta hồ đập ở các huyện Điện Bàn và Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) thả cá.
Cách đây 3 năm, ông chia tay các hồ đập tại Quảng Nam, về Hòa Vang thuê hồ thả nuôi. Hiện tại, ngoài đập Đồng Tréo, 9ha, thuê từ lâu; hồ Hóc Khế, 20ha của xã Hòa Phong; hồ Hòa Trung 140ha, hồ Trước Đông, 30ha của xã Hòa Liên trở thành nơi nuôi cá lý tưởng của gia đình ông.
Hồ thủy lợi Hòa Trung thực sự là nơi hái ra tiền. Ông lập 7 bè với khoảng 80 lồng. Tại đây, ngoài các lồng bè, ông còn đầu tư sắm 1 thuyền máy chở thức ăn và cá thu hoạch được, 2 thuyền chèo tay và một bộ tời vận chuyển hàng hóa từ đỉnh bờ đập xuống bè và ngược lại. Tại 7 bè này thu hoạch chục tấn cá mỗi đợt.
Tuy nhiên, cái lo của ông Minh là nước trong hồ xuống ở mực nước chết, cá chết do yếm khí như năm nay chẳng hạn, ông phải vớt 70kg cá chết đưa lên bờ vào cuối tháng 7 vừa qua.
Có tiền tích lũy từ nuôi cá, ông Minh đầu tư nuôi bò thịt quy mô đàn. Trại nuôi bò của ông ở thôn Hòa Xuân, xã Hòa Phú, thời kỳ cao điểm tổng đàn trên 100 con. Tại đây, không chỉ chuồng trại xây dựng cơ bản mà để chủ động thức ăn, ông trồng 2ha cỏ VA06.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, người phụ trách trại bò này cho biết: Tuy bận rộn điều hành nhiều khu vực, nhưng hầu như ngày nào ông Minh cũng ghé qua trại. Bò nuôi ở đây vừa chăn thả vừa được bổ sung thức ăn từ cỏ trồng, con nào con nấy mập ú. Trong đàn bò này có hơn 30 bò mẹ, mỗi năm cho ra đời 30 bò con. Bò con sau 1 năm đã có giá 12 - 15 triệu đồng/con.
Ông Minh còn ươm cá giống điêu hồng trong ao dưới chân đập Đồng Tréo. Năm nào ông cũng ươm nuôi 5 triệu con, đáp ứng nhu cầu của gia đình và bà con địa phương. Riêng lĩnh vực này thu lãi 150 triệu đồng/năm.
20 lao động là người địa phương đang làm việc cho ông Minh, với mức thu nhập 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Related news
Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.
Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.
Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.