Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp

Chuyển Đổi Thành Công Nuôi Cá Lóc, Cá Thác Lác Cườm Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Publish date: Friday. June 7th, 2013

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Thời gian đầu, ông Tuyến nuôi ba ba. Sau đó phong trào nuôi cá tra "lên ngôi", ông bắt đầu nuôi cá tra. Tuy nhiên, qua nhiều năm nuôi cá tra không mang lại hiệu quả cao, ông Tuyến tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp phát triển nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp cho lợi nhuận kinh tế cao.

Năm 2008, ông Tuyến nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp. Lúc đầu, ông thả nuôi 20 ngàn con, vừa nuôi vừa nghiên cứu cách chuyển đổi thức ăn tươi sống từ cá tạp sang thức ăn công nghiệp. Khi con cá lóc thích nghi với thức ăn công nghiệp và phát triển tốt, ông Tuyến tiếp tục thả nuôi thêm 50 ngàn con. Theo thống kê, chi phí giá thành để nuôi 1 kg cá lóc thành phẩm khoảng 31.000 đồng/kg, giá bán khoảng 37.000 đồng/kg, người nuôi còn lợi nhuận khoảng 6.000 đồng/kg.

Nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp thành công, năm 2009, ông Tuyến tiếp tục nghĩ đến chuyện nuôi cá thác lác cườm trên vùng đất bãi bồi Cồn Ông (xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò). Với diện tích gần 2 ha, ông thả 400 ngàn con cá thác lác, trên 7 tháng nuôi thì cho thu hoạch. Ông Tuyến cho biết: Với chi phí nuôi khoảng 45.000 đồng/kg cá thành phẩm, giá thị bán khoảng 70.000 đồng/kg, người nuôi còn lãi khoảng 50%.

Ông Tuyến cho biết: "Việc chuyển đổi từ thức ăn tươi sống sang thức ăn công nghiệp cá nuôi vẫn phát triển bình thường, ít bệnh, không phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước. Trong khi sử dụng thức ăn tươi sống từ cá tạp, tỷ lệ hao hụt nhiều, giá thành cao, gây ô nhiễm đến nguồn nước". Riêng nuôi cá thác lác cườm bằng lồng bè trên sông bằng thức ăn công nghiệp, theo ông Tuyến, con cá thác lác phát triển nhanh hơn so với nuôi trong ao hầm. Hiện nay, ông nuôi 11 lồng bè cá thác lác cườm trên sông và sở hữu khoảng 8.000 con cá thác lác giống, sản xuất khoảng 3 triệu con giống mỗi năm.

Mô hình nuôi thủy sản của ông Tuyến được nhiều người đến tham quan, học tập kinh nghiệm, trong đó có một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này cũng được Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề: "Phát triển nghề nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp" và được đánh giá cao khả năng nhân rộng ở tỉnh Đồng Tháp và ĐBSCL


Related news

Cà phê chín rộ, năn nỉ không có người hái Cà phê chín rộ, năn nỉ không có người hái

Thời điểm này, dù đã bước vào cao điểm thu hoạch cà phê nhưng nhiều nông dân ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang gặp khókhăn trong việc thuê nhân công để thu hái.

Monday. November 23rd, 2015
Cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP được bao tiêu sản phẩm Cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP được bao tiêu sản phẩm

Chiều 20-11, Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh tiến hành ký hợp đồng tiêu thụ lô hàng cá lóc nuôi trong bể lót bạt của ông Mai Tấn Phước (khóm Thới Thuận, phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Tuesday. November 24th, 2015
Cá chết trên kênh Tây Cá chết trên kênh Tây

Sáng sớm ngày 21.11, nhiều người dân đã rủ nhau đến khu vực kênh Tây vớt cá chết.

Tuesday. November 24th, 2015
Làm giàu từ nuôi cá rô đồng Làm giàu từ nuôi cá rô đồng

Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Tiến Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá rô đồng của ông Trương Văn Hải ở ấp 4 khi gia đình đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hải cho biết: Với diện tích 1.000m2, mỗi ngày gia đình thu khoảng 1 tạ cá rô đồng.

Tuesday. November 24th, 2015
Nuôi cá vẩu hiệu quả được khẳng định Nuôi cá vẩu hiệu quả được khẳng định

Cá vẩu là đối tượng nuôi giúp nhiều hộ gia đình ở vùng đầm phá không những nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình mà còn vươn lên làm giàu...

Tuesday. November 24th, 2015