Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc
Publish date: Tuesday. October 14th, 2014

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Theo tìm hiểu, mỗi vụ sản xuất, huyện Mèo Vạc gieo trồng trên 1.000 ha rau, đậu các loại. Nếu như trước đây, việc phát triển loại cây trồng này chỉ mang tính chất tự phát ở các hộ thì hiện nay, do nhu cầu của thị trường, nhất là chủ động trong áp dụng KHKT vào sản xuất đã dần hình thành nên vùng sản xuất tập trung. Trong đó, tập trung chủ yếu ở một số xã núi đất như: Tát Ngà, Niêm Sơn...

Đặc biệt, một số mô hình sản xuất rau an toàn đang được quy hoạch, mở ra một hướng đi mới hiệu quả. Đồng chí Hứa Đình Tuấn, Phó phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với cách làm như hiện nay, đang tạo sự hứng khởi cho người dân tham gia. Việc hình thành từng khu vực sản xuất tập trung không chỉ tập hợp đông đảo người dân mà còn giúp cho công tác chăm sóc cũng như áp dụng TBKH được thuận lợi”.

Thăm mô hình sản xuất rau của anh Bạch Văn Tuấn ở thị trấn Mèo Vạc, không khỏi bất ngờ khi ở giữa “phố núi” lại có một mô hình rau quy mô như vậy. Với diện tích trên 1.000m2 , vườn rau của gia đình anh có nhiều loại cây như: Bắp cải, súp lơ, su hào... Do sản xuất theo hình thức gối vụ nên trong vườn nhà anh luôn đảm bảo trên mười loại rau. Bình quân mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu về trên 100 triệu đồng.

Anh Tuấn tâm sự: “Trước đây, diện tích này là của bà con xung quanh; từ năm 2011, vì nhận thấy mọi người trồng ngô năng suất đạt thấp nên gia đình đã chủ động mua lại và chuyển đổi sang trồng rau. Mới đây, được Phòng NN&PTNT huyện đầu tư hệ thống khung mái che và phối hợp thử nghiệm chế phẩm sinh học E.M. Sau một thời gian thấy hiệu quả khá rõ rệt”.

Được biết, chế phẩm E.M là chế phẩm sinh học tập hợp các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc... sống cộng sinh trong cùng môi trường có hiệu quả tác động, như: Bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường lý, hóa, sinh đất và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải; tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón. “Rau cung cấp ra thị trường vẫn thiếu so với nhu cầu nhưng do đặc thù thời tiết, tình trạng thiếu nước vào mùa khô gây khó khăn trong sản xuất rau.

Gia đình tính toán để lắp đặt dàn dây tưới tự động nhỏ giọt nhưng đang gặp khó khăn về vốn”- anh Tuấn chia sẻ. Được biết, Phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc khuyến khích bằng việc hỗ trợ một phần giống và phân bón, đồng thời có chủ trương xây dựng thương hiệu rau an toàn tại vườn rau của gia đình anh Tuấn.

Thực tế sản xuất nông nghiệp tại Mèo Vạc cho thấy, địa phương nào tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế thì đời sống của bà con nông dân ngày một nâng cao.

Những chuyển biến trong ứng dụng TBKH vào sản xuất nông nghiệp ở Mèo Vạc hiện đang là động lực để huyện tiếp tục đưa mục tiêu XĐGN bền vững về đích. Đó còn là cơ sở để địa phương đẩy mạnh tuyên truyền tới bà con nông dân chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất.

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng diện tích cây rau màu có giá trị kinh tế cao ở cả 3 vụ: vụ Đông, vụ Xuân – hè, vụ Hè – thu. Đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành vùng sản xuất tập trung. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.


Related news

Triển Vọng Cây Ca Cao Trên Đất Sông Hinh Ở Phú Yên Triển Vọng Cây Ca Cao Trên Đất Sông Hinh Ở Phú Yên

Ngoài cây cao su, những năm gần đây huyện Sông Hinh (Phú Yên) chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ca cao, trong đó có mô hình trồng ca cao dưới tán rừng, mở đầu cho một dự án quy mô lớn, có diện tích hàng trăm hecta, nhằm nâng cao đời sống nhân dân trong vùng hưởng lợi và tích cực bảo vệ rừng.

Friday. December 7th, 2012
Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau Khuyến Cáo Nông Dân Tạm Dừng Thả Tôm Nuôi Trái Vụ Ở Cà Mau

Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau khuyến cáo nông dân: Vào thời điểm này nên tạm dừng việc thả tôm nuôi, nhằm tránh những rủi ro. Đây là vụ thả nuôi trái vụ, mặt khác do thời tiết khô hạn gay gắt nên nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, nếu thả tôm nuôi vào thời điểm này sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ bị lỗ do chi phí đầu tư cao.

Saturday. March 16th, 2013
Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Cao

Tính đến thời điểm này, bà con nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) thả nuôi được khoảng 500ha tôm nuôi công nghiệp, trong đó có gần 300ha tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 1,5 lần so với diện tích tôm sú.

Wednesday. August 7th, 2013
Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng Đưa Khoa Học Lên Đồng Ruộng

Anh Mai Công Quốc ở ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, đã trải nghiệm vụ mùa 2012 gần 50 loại giống lúa chịu mặn trên đất nuôi tôm với năng suất cao. Anh góp phần rất lớn cho Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh, Viện lúa đbscl chọn ra giống lúa chịu mặn, đáp ứng nhu cầu sản xuất tại địa phương.

Monday. June 24th, 2013
Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi) Cấp Giống Thanh Long Ruột Đỏ Cho 4 Hộ Dân Xã Trà Phú (Quảng Ngãi)

Từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân năm 2013, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa cấp hỗ trợ 1.300 hom giống thanh long ruột đỏ cho 4 hộ dân tại xã Trà Phú (Trà Bồng). Được biết, cách đây 3 năm, cây thanh long ruột đỏ được đưa vào trồng thử nghiệm ở hai xã Trà Phú và Trà Bình đã phát huy hiệu quả.

Wednesday. August 7th, 2013