Xuất khẩu sắn có thể đạt 1,5 tỉ USD

Trái ngược với tình trạng xuất khẩu ảm đạm của nhiều mặt hàng nông sản khác, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu sắn liên tục tăng trưởng mạnh cả sản lượng và giá trị so với các tháng cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 2,89 triệu tấn với giá trị 886 triệu USD, tăng 35,4% về khối lượng và tăng gần 31% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Trong nửa đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới trên 89% thị phần, tăng 53,47% về khối lượng và tăng 46,15% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Thị phần của các thị trường chính khác đều nhỏ hơn 2%. Các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là Nhật Bản hơn 10 lần và Đài Loan (Trung Quốc) 64%.
Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, giá xuất khẩu sắn hiện nay trung bình khoảng 420 - 430 USD/tấn và nhu cầu tương đối ổn định. Dự kiến cả năm nay, xuất khẩu sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỉ USD bao gồm cả sắn lát và sắn bột.
Hiện nay, ngoài Trung Quốc, sắn Việt Nam đã bắt đầu có mặt tại nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông, Malaysia… Trong thời gian tới, thị trường hướng tới của sản phẩm sắn là Mỹ và EU. Nhận định tiềm năng xuất khẩu sắn còn khá rộng mở, theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, ngành sắn đang phấn đấu hướng tới mục tiêu nâng giá trị xuất khẩu đạt mức 2 tỉ USD vào năm 2020.
Related news

Bác Nhân luôn được bà con trong thôn tin yêu, kính trọng, 12 năm qua, Bác được nhân dân trong thôn bầu làm trưởng thôn. Lũng Tao là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Đổng Xá, những năm trước đây, gia đình bác Nhân cũng như các gia đình khác còn nghèo đói, có năm gia đình thiếu ăn vài ba tháng.

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.

Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.